Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày – theo Bộ Y tế, Thông tư 34/2013/TT-BYT ngày 28/10/2013

97
Thông tư số 34/2013/TT-BYT ngày 28/10/2013 của Bộ Y tế về việc
Thông tư số 34/2013/TT-BYT ngày 28/10/2013 của Bộ Y tế về việc "Ban hành danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày"
Đánh giá

TẢI PDF THÔNG TƯ TẠI ĐÂY

BỘ Y TẾ
——–
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-
Số: 34/2013/TT-BYT Hà Nội, ngày 28 tháng 10 năm 2013

 

THÔNG TƯ

BAN HÀNH DANH MỤC BỆNH CẦN CHỮA TRỊ DÀI NGÀY

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội số 71/2006/QH11 ngày 29 tháng 06 năm 2006 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng; nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh và Vụ trưởng Vụ Pháp chế;

Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư ban hành Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày.

Điều 1. Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày

1. Ban hành kèm theo Thông tư này Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày.

2. Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày là cơ sở xác định thời gian hưởng chế độ ốm đau cho người lao động quy định tại Khoản 2 Điều 23 Luật Bảo hiểm xã hội.

3. Các bệnh trong Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày được gán mã bệnh theo Phân loại quốc tế bệnh tật (ICD-10) có mã bệnh 3 và 4 ký tự. Các mã bệnh 3 ký tự bao gồm các bệnh có mã bệnh 4 ký tự. Một số bệnh chưa được gán mã bệnh theo phân loại quốc tế bệnh tật (ICD-10) thì thống nhất xác định chẩn đoán theo tên gọi của bệnh.

Ví dụ:

a) Gan hóa sợi và xơ gan có mã bệnh là K74, bao gồm:

– Gan hóa sợi, mã bệnh: K74.0

– Gan hóa xơ, mã bệnh: K74.1

– Gan hóa sợi với gan hóa xơ, mã bệnh: K74.2

– Xơ gan mật nguyên phát, mã bệnh: K74.3

– Xơ gan mật thứ phát, mã bệnh: K74.4

– Xơ gan mật không xác định, mã bệnh: K74.5

– Xơ gan khác và không xác định, mã bệnh: K74.6

b) Điếc tiến triển: Không có mã bệnh nên thống nhất xác định chẩn đoán theo tên gọi của bệnh là điếc tiến triển.

Điều 2. Điều khoản tham chiếu

Trường hợp các văn bản dẫn chiếu trong Thông tư này được thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung thì áp dụng theo văn bản thay thế hoặc văn bản sửa đổi, bổ sung đó.

Điều 3. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 12 năm 2013.

2. Bãi bỏ 11 bệnh cần chữa dài ngày quy định tại Khoản 1 Mục I của Thông tư liên bộ số 33/TT-LB ngày 25 tháng 6 năm 1987 của Bộ Y tế, Tổng Công đoàn Việt Nam quy định về thời gian nghỉ việc được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội thay lương đối với cán bộ, công nhân viên chức mắc các bệnh cần chữa dài ngày kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.

Điều 4. Trách nhiệm thi hành

1. Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan chỉ đạo, tổ chức và kiểm tra việc thực hiện Thông tư này đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

2. Giám đốc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng Y tế các Bộ, ngành có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức và kiểm tra việc thực hiện Thông tư này đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý.

3. Thủ trưởng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc chẩn đoán xác định đúng bệnh theo danh mục quy định tại Thông tư này và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận chẩn đoán xác định.

Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, các địa phương, đơn vị phản ánh kịp thời về Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế để hướng dẫn và giải quyết./.

Nơi nhận:
– Văn phòng Chính phủ (Vụ KGVX;
Công báo, Cổng Thông tin điện tử);
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, CQ thuộc Chính phủ;
– Bộ Tư pháp (Cục kiểm tra VBQPPL);
– Bộ trưởng Bộ Y tế (để báo cáo);
– Các Thứ trưởng BYT;
– Các Vụ, Cục, Tổng cục, VP Bộ, Thanh tra BYT;
– Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc BYT;
– Các trường đại học Y – Dược, Học viện Y – Dược;
– Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
– Y tế các Bộ, ngành;
– BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
– Cổng Thông tin điện tử Bộ Y tế;
– Lưu: VT, KCB (03b), PC.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Nguyễn Thị Xuyên

 

BỘ Y TẾ
——–
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-

 

DANH MỤC BỆNH CẦN CHỮA TRỊ DÀI NGÀY
(Ban hành kèm theo Thông tư số 34/2013/TT-BYT ngày 28 tháng 10 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

TT
Danh mục bệnh theo các chuyên khoa
Mã bệnh theo
ICD 10
I Bệnh nhiễm trùng và ký sinh trùng
1. Bệnh lao các loại trong giai đoạn điều trị và di chứng A15 đến A19
2. Di chứng do lao xương và khớp B90.2
3. Bệnh phong (bệnh Hansen) và di chứng A30, B92
4. Viêm gan vi rút B mạn tính B1.8.1.
5. Viêm gan vi rút C mạn tính B1.8.2
6. Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) B20 đến B24, Z21
7. Di chứng viêm não, màng não do vi khuẩn, virus, ký sinh trùng B94.1, B94.8, B94.9
8. Viêm màng não do nấm (candida, cryptococcus) B37.5, B45.1
II Bướu tân sinh
9. Bệnh ung thư các loại C00 đến C97;
D00 đến D09
10. U xương lành tính có tiêu hủy xương D16
11. U không tiên lượng được tiến triển và tính chất D37 đến D48
III Bệnh của máu, cơ quan tạo máu và các rối loạn liên quan đến cơ chế miễn dịch
12. Bệnh tăng hồng cầu vô căn D45
13. Hội chứng loạn sản tủy xương D46
14. Xơ hóa tủy D47.1
15. Bệnh Thalassemia D56
16. Các thiếu máu tan máu di truyền D58
17. Thiếu máu tan huyết tự miễn dịch D59.1
18. Đái huyết sắc tố kịch phát ban đêm (Hội chứng Marchiafava) D59.5
19. Suy tủy xương D61.9
20. Thiếu yếu tố VIII di truyền (Hemophilia A) D66
21. Thiếu yếu tố IX di truyền (Hemophilia B) D67
22. Bệnh Von Willebrand D68.0
23. Rối loạn chức năng tiểu cầu D69.1
24. Ban xuất huyết giảm tiểu cầu không rõ nguyên nhân (Hội chứng Evans) D69.3
25. Tăng tiểu cầu tiên phát D75.2
26. Hội chứng thực bào máu liên quan đến nhiễm trùng D76.2
27. Tăng Gammaglobulin máu không đặc hiệu D89.2
IV Bệnh nội tiết, dinh dưỡng và chuyển hóa
28. Suy tuyến giáp E03
29. U tuyến giáp lành tính E04
30. Cường chức năng tuyến giáp (Basedow) E05
31. Viêm tuyến giáp bán cấp Quervain và viêm tuyến giáp mạn tính E06.1
32. Đái tháo đường type 1, type 2 E10 đến E14
33. Cường tuyến yên E22
34. Suy tuyến yên và các rối loạn khác của tuyến yên E23
35. Bệnh Cushing E24.0
36. Suy tuyến thượng thận E27.4
37. Suy tuyến cận giáp E20
38. Cường cận giáp và các rối loạn khác của tuyến cận giáp E21
39. Bệnh Wilson E83.0
40. Suy giáp sau điều trị E89.0
V Bệnh tâm thần
41. Sa sút trí tuệ trong bệnh AIzheimer F00
42. Sa sút trí tuệ trong bệnh mạch máu F01
43. Sa sút trí tuệ trong các bệnh lý khác được xếp loại ở chỗ khác F02
44. Sa sút trí tuệ không biệt định F03
45. Rối loạn tâm thần do tổn thương, rối loạn chức năng não và bệnh lý cơ thể F06
46. Rối loạn tâm thần do rượu F10
47. Các rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng các chất có thuốc phiện F11
48. Các rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng cần sa F12
49. Các rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng các chất gây ảo giác F16
50. Tâm thần phân liệt F20
51. Rối loạn loại phân liệt F21
52. Rối loạn hoang tưởng dai dẳng F22
53. Rối loạn phân liệt cảm xúc F25
54. Rối loạn cảm xúc lưỡng cực F31
55. Trầm cảm F32
56. Rối loạn trầm cảm tái diễn F33
57. Các trạng thái rối loạn khí sắc F34
58. Các rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi F40
59. Các rối loạn lo âu khác F41
60. Rối loạn ám ảnh cưỡng chế F42
61. Các rối loạn dạng cơ thể. F45
62. Rối loạn nhân cách và hành vi ở người thành niên F60 đến F69
63. Chậm phát triển tâm thần F70 đến F79
64. Các rối loạn về phát triển tâm lý F80 đến F89
65. Các rối loạn hành vi và cảm xúc thường khởi phát ở tuổi trẻ em và thanh thiếu niên F90 đến F98
VI Bệnh hệ thần kinh
66. Bệnh xơ cứng cột bên teo cơ (bệnh teo hệ thống ảnh hưởng chủ yếu tới hệ thần kinh trung ương trong bệnh phân loại nơi khác) G13
67. Bệnh Parkinson G20
68. Hội chứng Parkinson thứ phát G21
69. Loạn trương lực cơ (Dystonia) G24
70. Bệnh Alzheimer G30
71. Xơ cứng rải rác (Multiple Sclerosis) G35
72. Viêm tủy hoại tử bán cấp G37.4
73. Động kinh G40
74. Bệnh nhược cơ G70.0
VII Bệnh mắt và phần phụ của mắt
75. Hội chứng khô mắt H04.1.2
76. Viêm loét giác mạc H16
77. Viêm màng bồ đào trước H20.2
78. Hội chứng Harada H30.8.1
79. Viêm màng bồ đào (sau, toàn bộ) H30.9.1, H30.9.2
80. Bệnh dịch kính võng mạch tăng sinh H33.4.1
81. Tắc mạch máu trung tâm võng mạc H34.8
82. Viêm mạch máu võng mạc H35.0.6
83. Bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch H35.7.1
84. Bệnh lý võng mạc do xơ vữa động mạch H36.6
85. Bệnh Glôcôm B40
86. Nhãn viêm giao cảm H44.1.2
87. Viêm gai thị H46.2
88. Viêm thị thần kinh hậu nhãn cầu H46.3
VIII Bệnh tai và xương chũm
89. Bênh Ménière H81.0
90. Điếc đột ngột không rõ nguyền nhân H91.2
91. Điếc tiến triển
92. Thoát vị não, màng não vào tai – xương chũm
93. Khối u dây VII
94. Khối u dây VIII
95. Cholesteatoma đỉnh xương đá
96. Sarcoidosis tai
97. Điếc nghề nghiệp
98. Điếc tiếp nhận sau chấn thương xương thái dương
99. Các dị tật ở tai gây ảnh hưởng tới thính lực Q16
100. Hội chứng Turner Q96
IX Bệnh hệ tuần hoàn
101. Hội chứng mạch vành cấp I20, I21, I22, I23
102. Bệnh tim do thiếu máu cục bộ mạn I25
103. Tắc mạch phổi I26
104. Các bệnh tim do phổi khác I27
105. Viêm màng ngoài tim cấp I30
106. Viêm co thắt màng ngoài tim mạn I31.1
107. Viêm cơ tim I40
108. Viêm nội tâm mạc nhiễm trùng I33; I38
109. Suy tim độ 3-4 do các nguyên nhân khác nhau I50
110. Xuất huyết não I61
111. Nhồi máu não I63
112. Đột quỵ không rõ nhồi máu não hay xuất huyết não I64
113. Phình động mạch, lóc tách động mạch I71
114. Viêm tắc động mạch I74
115. Viêm tắc tĩnh mạch I80
116. Biến chứng sau phẫu thuật hoặc can thiệp tim mạch I97
X. Bệnh hệ hô hấp
117. Viêm thanh quản mạn J37.0
118. Políp của dây thanh âm và thanh quản J38.1
119. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính J44
120. Hen phế quản J45
121. Giãn phế quản bội nhiễm J47
122. Bệnh bụi phổi than J60
123. Bệnh bụi phổi amian J61
124. Bệnh bụi phổi silic J62
125. Bệnh bụi phổi do bụi vô cơ khác J63
126. Bệnh bụi phổi do bụi không xác định J64
127. Các bệnh phổi mô kẽ khác J84
128. Áp xe phổi và trung thất J85
129. Mủ màng phổi mạn tính J86
130. Suy hô hấp mạn tính. J96.1
XI Bệnh hệ tiêu hóa
131. Viêm gan mạn tính tiến triển K73
132. Gan hóa sợi và xơ gan K74
133. Viêm gan tự miễn K75.4
134. Viêm đường mật mạn K80.3
135. Viêm tụy mạn K86.0; K86.1
XII Bệnh da và mô dưới da
136. Pemphigus L10
137. Bọng nước dạng Pemphigus L12
138. Bệnh Duhring Brocq L13.0
139. Ly thượng bì bọng nước bẩm sinh L14
140. Viêm da tróc vảy/ Đỏ da toàn thân L26
141. Vảy nến L40
142. Vảy phấn đỏ nang lông L44.0
143. Hồng ban nút L52
144. Viêm da mủ hoại thư L88
145. Loét mạn tính da L98.4
XIII Bệnh hệ cơ – xương – khớp và mô liên kết
146. Lupus ban đỏ hệ thống M32
147. Viêm khớp do lao M01.1
148. Viêm khớp phản ứng M02.8, M02.9
149. Viêm khớp dạng thấp M05
150. Viêm khớp vảy nến khác M07.3
151. Bệnh Gút M10
152. Các bệnh khớp khác do vi tinh thể M11
153. Thoái hóa khớp háng và hoại tử chỏm xương đùi M16
154. Thoái hóa khớp gối giai đoạn 2 trở lên M17
155. Viêm quanh nút động-mạch M30
156. Viêm mạch hoại tử-không đặc hiệu M31.9
157. Viêm đa cơ và da M33
158. Xơ cứng bì toàn thể M34
159. Hội chứng khô (Sjogren’s syndrome) M35.0
160. Trượt đốt sống có biến chứng M43.1
161. Viêm cột sống dính khớp M45
162. Thoái hóa cột sống có biến chứng M47
163. Lao cột sống M49.0
164. Bệnh đĩa đệm đốt sống cổ M50
165. Hoại tử xương vô khuẩn đầu xương CRNN M70.0
166. Viêm quanh khớp vai thể đông cứng M75.0
167. Loãng xương có kèm gãy xương bệnh lý M80
168. Gãy xương không liền (khớp giả) M84.1
169. Gãy xương bệnh lý M84.4
170. Rối loạn khác về mật độ và cấu trúc xương M85
171. Cốt tủy viêm M86
172. Hoại tử xương M87
173. Loạn dưỡng xương teo đét Sudeck-Leriche M89.0
174. Gãy xương trong bệnh khối U M90.7
175. Các biến dạng mắc phải của hệ cơ xương khớp và mô liên kết M95
XIV Bệnh hệ sinh dục – Tiết niệu
176. Tiểu máu dai dẳng và tái phát N02
177. Hội chứng viêm thận mạn N03
178. Hội chứng thận hư N04
179. Các bệnh cầu thận mạn do nguyên nhân nguyên phát và thứ phát N08
180. Viêm ống kẽ thận mạn tính N11
181. Suy thận mạn N18
182. Tiểu không tự chủ N39.3; N39.4
183. Dò bàng quang – sinh dục nữ N82
XV Thai nghén, sinh đẻ và hậu sản
184. Chửa trứng O01
XVI Vết thương ngộ độc và hậu quả của một số nguyên nhân bên ngoài
185. Di chứng sau chấn thương S64, S94, T09, T91,T92, T93
186. Di chứng sau bỏng độ III trở lên T20, T21, T22, T23, T24, T25, T26, T29, T30
187. Di chứng do phẫu thuật và tai biến điều trị
188: Di chúng do vết thương chiến tranh
XVII Các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe và tiếp xúc dịch vụ y tế
189. Ghép giác mạc T86.84
190. Các lỗ mở nhân tạo của đường tiêu hóa Z43.4
191. Các lỗ mở nhân tạo của đường tiết niệu Z43.6
192. Ghép tạng và điều trị sau ghép tạng Z94

 

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Nguyễn Thị Xuyên

LEAVE A REPLY
Please enter your comment!