Đẳng Sâm – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

419
Đẳng sâm
Đẳng sâm
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Đẳng Sâm trang 808 – 810 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là phòng đẳng sâm, lộ đẳng sâm, xuyên đẳng sâm, đóng đẳng sâm, rầy cáy (Lạng Sơn), mán cây.

Tên khoa học Codonopsis sp– Thuộc họ Hoa chuông Campanulaceae.

Đẳng sâm (Radix Codonopsis) là rễ phơi khô của nhiều loài Codonopsis như Codonopsis pilosula (Franch) Nannf. Codonopsis tangshen Oliv. (xuyên đẳng sâm) và một số Codonopsis khác, đều thuộc họ Hoa chuông.

Tên đẳng sâm là do vị thuốc giống như sâm, sản xuất ở một địa phương gọi là quận Thượng đẳng (Trung Quốc). Ở Cao Bằng, Lạng Sơn, người Thổ gọi đẳng sâm là có rầy cáy, hay mần cáy, lấy cây.

Mô tả cây

Đẳng sâm là một loại cỏ sống lâu năm. Rễ hình trụ dài, đường kính có thể đạt 1-1,7cm. Đầu rễ phát triển to, trên có nhiều vết sẹo của thân cũ, phía dưới có khi phân nhánh, mặt ngoài màu vàng nhạt, trên có các vết nhăn dọc và ngang. Thân mọc bò hay leo, phân nhánh nhiều, phía dưới hơi có lồng, phía ngọn nhẵn, lá mọc đối, (ở Việt Nam lá phần nhiều mọc đối) so le hoặc có khi gần như mọc vòng. Cuống lá dài 0,5-4cm, phiến lá hình tim hoặc hình trứng dài 1-7cm, rộng 0,8-5,5cm, đầu tù hoặc nhọn, đầy là hình tim mép nguyên hoặc hơi lượn sóng, hoặc có răng cưa (Việt Nam) mặt trên lá màu xanh nhạt, mặt dưới trắng. Hoa mọc đơn độc ở kẽ lá. Có 5 lá dài, tràng hoa hình chuồng, màu vàng nhạt chia 5 thuỳ, 5 nhị, bầu có 5 ngàn. Quả nang, phía trên có 1 núm nhỏ hình nón, khi chín có màu tím đỏ. Mùa hoa nở tháng 7-8. Mùa quả tháng 9-10 (Hình 623, Hm 32,4).

Loài Codonopsis pllosula có lá gần như là đẳng sâm của ta mô tả ở trên, nhưng mép lá nguyên, hoa cũng như vậy, bầu chỉ có 3 ngăn. Loài Codonopsis tangshen Oliv. có lá dài hơn, cuống lá cũng dài hơn. Bầu cũng 3 ngăn.

Đẳng sâm
Đẳng sâm

Phân bố, thu hái và chế biến.

Cho đến năm 1960, đẳng sâm bán ở các hiệu thuốc đều nhập của Trung Quốc và Triều Tiên. 

Từ năm 1961, ta bắt đầu khai thác đẳng sâm của ta tại các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai và các tỉnh có nhiều dân tộc Thái, Mèo.

Còn đẳng tiếp tục phát hiện ở các tỉnh khác.

Việc trồng đẳng sâm mới được tiến hành. Cần chú ý trong vì hiện nay khai thác không đủ nhu cầu.

Trồng bằng hạt. Chọn quả giống ở những cây đã được 3-5 năm trở lên. Hai những quả có vỏ vàng nhạt, hạt màu đen đem về phơi khô cho nứt vỏ mà lấy hạt. Hạt lấy được phải đem trồng ngay năm tới, nếu để chậm sẽ mất khả năng mọc, hoặc tỷ lệ mọc sẽ giảm.

Đẳng sâm ưa những nơi đất cát có nhiều mùn Vốn cây đẳng sâm mọc hoang ở những nơi có bóng râm, hoặc ở thung lũng rậm rạp, cho nên cần trồng đẳng sâm ở những nơi có bóng che râm mát, hoặc gieo những cây khác như đậu tương, ngô, lanh mán, cho mọc cao độ 10-20cm rồi mới gieo đẳng sâm.

Thường gieo hạt vào tháng 3-5 hoặc tháng 9-10. Muốn cho cây mọc tốt cán làm dân cho cây leo. Dàn cao độ 2 mét.

Sau khi hái về, rửa sạch đất, phân biệt to nhỏ, để riêng, xâu dây vào và phơi đến nửa chừng thì dùng tay hay miếng gỗ lan cho mềm và làm cho vỏ và thịt dính chặt nhau, làm như vậy 3-4 lần, cuối cùng phơi hay sấy cho thật khổ.

Thành phần hoá học

Theo sự nghiên cứu đẳng sâm của Trung Quốc có saponin và đường. Sơ bộ nghiên cứu đẳng sâm của Việt Nam thấy có chất đường, chất béo, chưa thấy có saponin (Đỗ Trọng Khánh, 1961, Bộ môn dược liệu Hà Nội).

Tác dụng dược lý

Năm 1934, Kinh Lợi Bản và Thạch Nguyên Cao đã dùng đẳng sâm mua ở hiệu thuốc Đông Nhân Đường và Trấn Thọ Đường (ở Bắc Kinh Trung Quốc) ngàn với cần 70 trong một tháng. Lọc lấy cặn, bã còn lại sắc với nước: 1kg đẳng sâm cho 20g cốn và 260g cao nước. Dùng cả hai loại cao trên chế thành dung dịch 20%, một phần sau khi hấp tiệt trùng thì đem tiêm, một phần cho lên men để loại hết các hợp chất hydrat cacbon như đường rồi mới tiêm, đồng thời lại dùng đẳng sâm chế thành thuốc cho uống.

Tiến hành thí nghiệm trên thỏ và chó đi tới một số kết quả sau đây:

  1. Ảnh hưởng đối với huyết đường Tiêm đẳng sâm vào con thỏ bình thường thấy lượng huyết đường tăng lên. Các ông cho rằng sở dĩ đẳng sâm làm tăng lượng huyết đường là đo thành phần hydrat cacbon trong đẳng sâm, vì khi tiêm hay cho uống thuốc đẳng sâm đã cho lên men để loại đường thì đều không làm cho lượng huyết đường tăng lên.

Tiêm thuốc đẳng  sâm chưa lên men và đã lên men đều không thấy ức chế được hiện tượng huyết đường tăng do tiêm dưới da dung dịch 10%, diuretin (4ml/1kg thể trọng). Căn cứ vào quan điểm của Richter, Rose, Nishi và Pollak cho rằng diuretin gây cao huyết đường là do thần kinh giao cảm cho nên các ông Kinh Lợi Bản và Thạch Nguyễn Cao cho rằng đẳng sâm không ức chế được cao huyết đường do nguồn gốc thần kinh.

  1. Ảnh hưởng đối với huyết cầu

Tiêm dưới da dung dịch đẳng sâm 20% (4m Ikg thể trong) hoặc cho uống (mỗi ngày 20g) đều thấy hồng cầu tăng lên, bạch cầu giảm xuống. Các tác giả đều cho rằng trong đẳng sâm có một hoặc hai chất có ảnh hưởng tới huyết cầu.

  1. Ảnh hưởng đối với huyết áp

Tiêm mạch máu dung dịch đẳng sâm 20% (chiết xuất bằng nước và bằng rượu) cho thỏ và chó đánh mê, đều thấy hạ huyết áp. Các tác giả có tiêm dung dịch 4,8% glucoza để đối chứng thì không thấy hạ huyết áp, do đó cho rằng hiện tượng gây hạ huyết áp không liên quan với thành phần đường trong đẳng sâm. Các tác giả cho rằng hiện tượng hạ huyết áp là do giãn mạch ngoại vi, đẳng sâm còn có tác dụng ức chế hiện tượng cao huyết áp do adrenalin gây ra, nếu lượng adrenalin tiêm mà cao thì hiện tượng ức chế kém, nếu lượng adrenalin tiêm thấp hiện tượng ức chế càng mạnh.

Công dụng và liều dùng

Mới thấy dùng trong phạm vi đông y.

Đông y coi đẳng sâm có thể dùng thay thế nhân sâm trong các bệnh thiếu máu, da vàng, bệnh bạch huyết, viêm thượng thận, nước tiểu có anbumin, chân phù đau. Còn dùng làm thuốc bổ dạ dày. chữa ho, tiêu đờm, lợi tiểu tiện. Người ta còn gọi đẳng sâm là nhân sâm của người nghèo vì có mọi công dụng của nhân sam lại rẻ tiền hơn.

Ngày dùng 6-12g, có thể tăng tới 30g, dùng dưới đẳng thuốc sắc. Uống luôn 7 đến 14 ngày.

Theo tài liệu cổ, đẳng sâm có vị ngọt, tính bình. Vào 2 kinh phế và tỳ có tác dụng bổ trung ích khí, sinh tân, chỉ khát. Dùng chữa tỳ hư, ăn không tiêu, chân tay yếu mỗi, phế hư sinh họ, phiền khát. Công dụng gần như nhân sâm nhưng hơi thiên về bổ trung. Người thực tà không dùng được.

Đơn thuốc có đẳng sâm

Chữa bệnh lao mới nhiễm, bệnh họ (đơn của Diệp Quyết Tuyên):

Đẳng sâm 16g, hoài sơm 15g, ý dĩ nhân 10g. mạch môn 10g, cam thảo 3g, hạnh nhân 10g, khoản đồng hoa 10g, xa tiền tử 10g, nước 600ml sắc còn 200ml. Chia 3 lần uống trong ngày.

Chú thích:

Trước đây ta còn nhập của Trung Quốc vị thuốc gọi là minh đẳng sâm Radix Changii là rễ đã chế biến và phơi khô của cây minh đẳng sâm Changium smyrnioides Wollf thuộc họ Hoa tán Umbelliferae. Tại Triết Giang (Trung Quốc) người ta hái rễ về để nguyên vỏ phơi khô gọi là nam sa sâm, cao vỏ, đó chín phơi khô gọi là minh đẳng sâm.

Cây này là một loại thảo sống lâu năm, rễ phình thành củ to, mọc sâu dưới đất, thân cao chừng hơn 1m, phía trên phân nhánh. Từ rễ mọc ra các là có cuống dài, phía dưới cuống phình ra thành bẹ ôm lấy thân, lá kép 3 lần lông chim, phiến lá cắt sau hình mác. Lá phía trên nhỏ hình váy hoặc thành bẹ nhỏ.

Cụm hoa tần kép, tán nhỏ mung 10-15 hoa Tràng hoa màu trắng có gần tim, đài 5, tràng 5, nhị 5. Quả là quả bế đôi hình tròn dẹt hay tròn.

Hiện nay cây này không thấy ở Việt Nam. Trung Quốc sản xuất ở Giang Tô, An Huy, Tì Giang và Nam Kinh.

Trong minh đẳng sâm có một ít tỉnh để nhiều tinh bột, hoạt chất chưa rõ.

Công dụng làm thuốc bổ, còn có tác dụng tiêu độc, chữa mụn mủ. Thường dùng trong bệnh ho, nôn mửa.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!