Da Voi – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

218
Da voi
Da voi
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Da Voi trang 1006 – 1007 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là tượng bì.

Tên khoa học Corium Elephatis.

Tượng bì là da con voi cạo sạch lòng phơi khô.

Nguồn gốc vị thuốc

Da voi nói ở đây có thể là loài voi ở châu Á Elephas maximus L. hoặc loài voi châu Phi

Elephas africanus capensis đều thuộc họ Với Elephantidae.

Cả hai con đều là những con vật to lớn, sống ở những vùng nhiệt đới chỉ khác nhau ở chỗ voi châu Á thì có tai nhỏ hơn, lưng cong vòng lên còn vai châu Phi có tai to phủ lên hai bên bả vai, lưng cong võng xuống.

Tại Việt Nam chỉ có loài voi ở châu Á, loài này còn gặp ở Ấn Độ, Lào, Thái Lan, Miến Điện, Campuchia.

Sau khi thịt vai, người ta lột da, cạo bỏ hết thịt và gần màng, cát thành từng miếng vuông hoặc không thành hình nào phơi khô hay sấy khô là được. Da voi dày chừng 0,5-2cm, mặt ngoài màu tro đen, mấp mô không nhân, đôi khi có lông đìa màu tro đen, mặt trong tro trắng hay tro nâu. Chất cứng chắc, khi cắt vết cắt màu tro trắng hay vàng năm, hơi trong, vị hơi tanh.

Da voi
Da voi

Thành phần hóa học

Chưa thấy có tài liệu nghiên cứu; chỉ mới biết có chất protit. Hoạt chất khác chưa rõ.

Công dụng và liều dùng

Da với chỉ thấy dùng trong đông y chủ yếu để chữa những bệnh mụn nhọt lở loét lâu ngày không liền miệng. Tính vị của da voi theo tài liệu có là vị ngọt, mặn tính ấm (ôn), có tác dụng sinh cơ, liễm sang dùng chứa kim sang hạ cam.

Dùng ngoài không kể liều lượng. Thường người ta ngâm nước 2-3 ngày cho mềm rồi thái mỏng 1-2mm mà dùng hoặc đốt ra than mà bởi lên mụn hoặc sao với hoạt thạch cho vàng giòn rồi tán bột rắc lên vết loét.

Chú thích:

Ngoài da voi ra, người ta còn dùng ngà voi, tượng nha-(Dens Elephatis). Vì ngà voi đất và dùng vào nhiều việc khác cho nên thường người ta nhặt những vụn hay mặt của khi cưa hay dũa ngà voi làm thuốc

Tính chất của ngà voi theo tài liệu cổ là vị ngọt, tính hàn, không độc thường có tác dụng cám máu, tiêu độc, sinh da non, làm thuốc sốt, chữa các chứng hồi hộp, lo sợ, sốt quá hóa cuồng, mụn nhọt lâu liền miệng. Dùng trong ngày uống 6-12g, dùng ngoài không có liều lượng.

Trong trường hợp không có da voi, nhiều khi người ta dùng cả da của lợn rừng Sus scrofa L. thuộc họ Suidae hoặc đa của tê giác 

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!