Công văn 687/QLD-ĐK cập nhật cảnh báo nguy cơ phản ứng phụ nghiêm trọng trên da của thuốc chứa hoạt chất paracetamol

2590
Công văn 687/QLD-ĐK paracetamol
5/5 - (6 bình chọn)

Công văn 687/QLD-ĐK cập nhật cảnh báo nguy cơ phản ứng phụ nghiêm trọng trên da của thuốc chứa hoạt chất paracetamol

BỘ Y TẾ
CỤC QUẢN LÝ DƯỢC
——–
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-
Số: 687/QLD-ĐK
V/v cập nhật cảnh báo nguy cơ phản ứng phụ nghiêm trọng trên da của thuốc chứa hoạt chất paracetamol
Hà Nội, ngày 14 tháng 01 năm 2014

 

Kính gửi: – Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
– Các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế;
– Các công ty đăng ký, sản xuất thuốc lưu hành tại Việt Nam.

Ngày 01/08/2013, Cơ quan quản lý dược và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã ra cảnh báo liên quan đến tính an toàn của các thuốc có chứa hoạt chất paracetamol (acetaminophen hay N-acetyl-paraminophenol) sau khi phân tích dữ liệu của hệ thông báo cáo phản ứng có hại của thuốc và đánh giá các bằng chứng khoa học liên quan. Những thuốc này có thể gây các phản ứng phụ nghiêm trọng trên da mặc dù tỉ lệ mắc phải là không cao. Theo FDA, những phản ứng phụ nghiêm trọng này bao gồm hội chứng Steven-Jonhson (SJS), hội chứng hoại tử da nhiễm độc (TEN – toxic epidermal necrolysis) hay hội chứng Lyell, hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP – acute generalized exanthematous pustulosis). Bệnh nhân có thể gặp những tác dụng phụ này bất cứ lúc nào, bao gồm cả ở những người lần đầu tiên sử dụng paracetamol. Một số loại thuốc hạ sốt, giảm đau khác như các thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) cũng đã được biết có gây ra những tác dụng phụ trên da.

Căn cứ kết luận của Hội đồng tư vấn cấp số đăng ký lưu hành thuốc – Bộ Y tế đối với thuốc chứa hoạt chất paracetamol; nhằm đảm bảo mục tiêu sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả, Cục Quản lý Dược yêu cầu:

  1. Đối với Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các Bệnh viện, Viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế:
  2. Cập nhật cho các đơn vị khám, chữa bệnh, các đơn vị kinh doanh dược phẩm trên địa bàn biết để tăng cường việc theo dõi, xử trí đối với các trường hợp phản ứng phụ nghiêm trọng trên da của thuốc chứa hoạt chất paracetamol, bao gồm:

1.1. Nhận thức về nguy cơ có thể xảy ra các phản ứng da nghiêm trọng có thể dẫn tới tử vong khi sử dụng paracetamol.

1.2. Cảnh báo cho bệnh nhân nhận biết về các dấu hiệu của phản ứng trên da nghiêm trọng nêu tại điểm 1.2 mục II công văn này.

1.3. Bất kỳ bệnh nhân khi phát hiện các phản ứng trên da nghiêm trọng hoặc các tác dụng không mong muốn khác khi sử dụng paracetamol cần dừng thuốc ngay, tìm thuốc hạ sốt giảm đau khác thay thế. Những người đã từng bị các phản ứng trên da nghiêm trọng do paracetamol gây ra thì không được dùng thuốc trở lại và đến khi khám chữa bệnh cần phải báo cho nhân viên y tế biết về vấn đề này.

  1. Tăng cường thực hiện việc theo dõi tác dụng không mong muốn của thuốc trong quá trình sử dụng và lưu hành; gửi báo cáo ADR (nếu có) về Trung tâm Quốc gia về thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc (13-15 Lê Thánh Tông, Hà Nội) hoặc Trung tâm khu vực về thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc TP. Hồ Chí Minh (201B Nguyễn Chí Thanh, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh).
  2. Đối với các công ty đăng ký, sản xuất:
  3. Đối với các thuốc chứa hoạt chất paracetamol đã được cấp phép lưu hành trên thị trường: Trong vòng 03 tháng kể từ ngày ký công văn này, yêu cầu công ty đăng ký, nhà sản xuất thực hiện việc:

1.1. Cập nhật, bổ sung vào mục “Thận trọng và cảnh báo đặc biệt khi sử dụng thuốc” trong tờ hướng dẫn sử dụng thuốc các nội dung sau:

Bác sĩ cần cảnh báo bệnh nhân về các dấu hiệu của phản ứng trên da nghiêm trọng như hội chứng Steven-Jonhson (SJS), hội chứng hoại tử da nhiễm độc (TEN) hay hội chứng Lyell, hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP).

1.2. Cập nhật, bổ sung vào mục “Những điều cần thận trọng khi dùng thuốc” trong tờ thông tin cho bệnh nhân các nội dung sau:

1.2.1. Phản ứng phụ nghiêm trọng trên da mặc dù tỉ lệ mắc phải là không cao nhưng nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng bao gồm hội chứng Steven-Jonhson (SJS), hội chứng hoại tử da nhiễm độc: toxic epidermal necrolysis (TEN) hay hội chứng Lyell, hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính: acute generalized exanthematous pustulosis (AGEP).

1.2.2. Triệu chứng của các hội chứng nêu trên được mô tả như sau:

– Hội chứng Steven-Jonhson (SJS): là dị ứng thuốc thể bọng nước, bọng nước khu trú ở quanh các hốc tự nhiên: mắt, mũi, miệng, tai, bộ phận sinh dục và hậu môn. Ngoài ra có thể kèm sốt cao, viêm phổi, rối loạn chức năng gan thận. Chẩn đoán hội chứng Steven-Jonhson (SJS) khi có ít nhất 2 hốc tự nhiên bị tổn thương.

– Hội chứng hoại tử da nhiễm độc (TEN): là thể dị ứng thuốc nặng nhất, gồm:

+ Các tổn thương đa dạng ở da: ban dạng sởi, ban dạng tinh hồng nhiệt, hồng ban hoặc các bọng nước bùng nhùng, các tổn thương nhanh chóng lan tỏa khắp người;

+ Tổn thương niêm mạc mắt: viêm giác mạc, viêm kết mạc mủ, loét giác mạc.

+ Tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa: viêm miệng, trợt niêm mạc miệng, loét hầu, họng thực quản, dạ dày, ruột;

+ Tổn thương niêm mạc đường sinh dục, tiết niệu.

+ Ngoài ra còn có các triệu chứng toàn thân trầm trọng như sốt, xuất huyết đường tiêu hóa, viêm phổi, viêm cầu thận, viêm gan… tỷ lệ từ vong cao 15-30%.

– Hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP): mụn mủ vô trùng nhỏ phát sinh trên nền hồng ban lan rộng. Tổn thương thường xuất hiện ở các nếp gấp như nách, bẹn và mặt, sau đó có thể lan rộng toàn thân. Triệu chứng toàn thân thường có là sốt, xét nghiệm máu bạch cầu múi trung tính tăng cao.

1.2.3. Khi phát hiện những dấu hiệu phát ban trên da đầu tiên hoặc bất kỳ dấu hiệu phản ứng quá mẫn nào khác, bệnh nhân cần phải ngừng sử dụng thuốc. Người đã từng bị các phản ứng trên da nghiêm trọng do paracetamol gây ra thì không được dùng thuốc trở lại và khi đến khám chữa bệnh cần phải thông báo cho nhân viên y tế biết về vấn đề này

1.3. Hình thức cập nhật:

1.3.1. Các công ty cập nhật, bổ sung các thông tin theo quy định tại điểm 3 khoản 2 mục II Phụ lục II – Thông tư số 22/2009/TT-BYT ngày 24/11/2009 của Bộ Y tế quy định việc đăng ký thuốc và chịu trách nhiệm về các nội dung cập nhật theo đúng yêu cầu tại công văn này.

1.3.2. Trường hợp khi cập nhật các nội dung trên có dẫn đến các thay đổi lớn theo quy định tại mục I Phụ lục II của Thông tư số 22/2009/TT-BYT nêu trên, các công ty phải nộp hồ sơ đăng ký thay đổi lớn theo đúng quy định hiện hành.

  1. Đối với các hồ sơ đăng ký thuốc chứa hoạt chất paracetamol đang chờ xét duyệt tại Cục Quản lý Dược:

Cục Quản lý Dược chỉ xem xét cấp số đăng ký sau khi công ty nộp tài liệu cập nhật, bổ sung nội dung các mục như đã nêu tại điểm 1.1 và 1.2 mục II công văn này vào các phần có liên quan của hồ sơ và được thẩm định đạt yêu cầu.

Cục Quản lý Dược thông báo để các đơn vị biết và thực hiện./.

 


Nơi nhận:
– Như trên;
– BT. Nguyễn Thị Kim Tiến (để b/c);
– CT. Trương Quốc Cường (để b/c);
– Cục QLKCB, Thanh tra BYT (để phối hợp);
– Tổng công ty Dược VN;
– Cục Quân Y – Bộ QP; Cục Y tế – Bộ CA; Cục Y tế GTVT – Bộ GTVT;
– Bảo hiểm XHVN;
– TT DI & ADR Quốc gia; TT DI & ADR KV (BV Chợ Rẫy);
– Cục QLD: Phòng QLTTQC, QLKDD, QLCL thuốc; Tạp chí Dược & MP; Văn phòng Cục (để đăng tải Website);
– Lưu VT, ĐKT (2b).
KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG
Nguyễn Văn Thanh

VĂN BẢN GỐC: 687_QLD_DK_VNRAS

VĂN BẢN DẠNG WORD: 687_QLD_DK_VNRAS

ENGLISH VERSION: 687_QLD_DK_English version

Công văn 687/QLD-ĐK paracetamol

The official letter 687/QLD-ĐK Update serious skin reaction risk warns of Paracetamol-containing medicines

MINISTRY OF HEALTH

DRUG ADMINISTRATION OF VIETNAM

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Independence – Freedom – Happiness

 The official letter No.: 687/QLD-ĐK

Ref: Update serious skin reaction risk warns of Paracetamol-containing medicines

Hanoi, 14th January 2013

To:
– Provincial/municipal Departments of health;
– Hospitals, Institutes with beds;
– Applicants, manufacturers have drugs marketed in Vietnam.

August 01, 2013, FDA launched warns on the safety issues of paracetamol-containing medicines (acetaminophen or N-acetyl – paraminophenol) after analysis of the data of adverse drug reaction reporting system, and evaluate the scientific evidence related. These medicines can cause rare but serious skin reactions. According to FDA, the serious reactions include Stevens-Johnson Syndrome (SJS), toxic epidermal necrolysis (TEN) and acute generalized exanthematous pustulosis (AGEP). Patients can suffered these reactions anytime, even with first used paracetamol patients.
Pursuant the conclusions of the visa granted advisory board – Ministry of Health for paracetamol-containing medicines, in order to ensure the using drug objective rational, safe and effective, DAV requires as follow:

I. For provincial/municipal Departments of Health, hospitals, and Institutes with beds belong to Ministry of Health.
1. Update the information for healthcare units and pharmaceutical companies on the local to follow and manage the risk of serious skin reactions of paracetamol-containing medicines, including:
1.1. Aware of the dead possible risk of serious skin reactions when using paracetamol-containing medicines.
1.2. Warning for patients about the signs of dead possible serious skin reactions stated in point 1.2, item II of this official letter.
1.3. Stop taking the product immediately when discovering any serious skin reactions or any other side effects, finding alternative medicines. People suffered serious skin reactions before shouldn’t use these medicines again and inform doctor of this issue.
2. Strengthening the implementation of the monitoring side effects of drugs during use and circulation; send ADR reports (if any) to The National Drug Information and Adverse Drug Reaction Center (13-15 Le Thanh Tong, Hanoi) or The Drug Information and Adverse Drug Reaction local Center Ho Chi Minh City (201B Nguyen Chi Thanh, 5 district, Ho Chi Minh City).
II. For applicants and manufacturers:
1. For paracetamol-containing medicines have been licensed for marketing: within 03 months from date of signing of this official letter, request applicants and manufacturers to implement as follow:
1.1. Update, add into item “Special warning and precautions for use” of package insert these information:
Doctors need to warn patients about the signs of serious skin reactions as Stevens-Johnson Syndrome (SJS), toxic epidermal necrolysis (TEN) and acute generalized exanthematous pustulosis (AGEP).
1.2. Update, add into item “Precautions” of Patient information leaflet (PIL) these information:
1.2.1. The serious skin side effects are rare, but serious, even life-threatening including Stevens-Johnson Syndrome (SJS), toxic epidermal necrolysis (TEN) and acute generalized exanthematous pustulosis (AGEP).
1.2.2. Symptoms of above syndromes is described as follow:
– Stevens-Johnson Syndrome (SJS): a bullous drug allergy, bullous localized around the natural niches: eyes, nose, mouth, ears, genitals and anus. Also may include high fever, pneumonia, liver and kidney dysfunction. Diagnosis of Stevens-Johnson syndrome (SJS) when at least two the natural niches were hurt.
– Toxic epidermal necrolysis (TEN) is the most severe drug allergic reactions include:
+ The various lesions in the skin: rash, scarlet lupus, erythema or tremble bullous, the lesions spread out quickly all body.
+ Ophthalmic mucosa lesions: corneal inflammation, purulent conjunctivitis, corneal ulcer.
+ Gastrointestinal mucosa lesions: stomatitis, oral mucosa slippery, ulcers in oropharyngeal, throat, esophagus, stomach, intestines.
+ Mucosal lesions genital tract, urinary.
+ In addition to the severe systemic symptoms such as fever, gastrointestinal bleeding, pneumonia, glomerulonephritis and hepatitis, mortality rate of 15-30 %.
– Acute generalized exanthematous pustulosis (AGEP): small sterile pustules arising on erythematous base spread. Lesions typically appear in folds like the underarms, groin and face, then can spread throughout the body. Often have systemic symptoms of fever, blood tests neutrophil increased.

1.2.3. When detecting first signs of skin rash or any other hypersensitivity reactions, patients should stop using the drug. Who have already had serious skin reactions caused by paracetamol shouldn’t use the medicine again and should inform the medical staff to know about this issue.
1.3. Updated form:
1.3.1. Companies update and add the information specified in point 3, clause 2, item II, Annex II – Circular 22/2009/TT-BYT dated 24/11/2009 of the Ministry of Health, Guiding medicine registration and is responsible for updating the content as required in this official letter.
1.3.2. Case when updating the above content lead to major variations specified in item I, Annex II – Circular 22/2009/TT-BYT, the applicants must submit major variations dossiers in accordance with existing regulations.
2. For drug registration dossiers with paracetamol-containing medicines that are pending approval at Drug Administration of Vietnam:
DAV only considers grant registration numbers after applicants submitted the updated documentation, add content of sections as mentioned at point 1.1 and 1.2, section II of this official letter into the relevant parts of dossier and satisfactory evaluation.

Drug Administration of Vietnam notifies agencies to know and implement.

THE ORIGINAL: 687_QLD_DK_VNRAS

WORD FILE: 687_QLD_DK_VNRAS

ENGLISH VERSION: 687_QLD_DK_English version

Công văn 687/QLD-ĐK paracetamol

Ngày viết:
Vietnam Regulatory Affairs Society. Join us, VNRAS, feel free to contact. We'll provide you all information and regulatory affairs update related to products covered by the Ministry of Health of Vietnam (drug, vaccine, biological, pharmaceutical raw material, excipient, capsule, traditional medicine, herbal medicine, medical equipment, invitro diagnostic medical devices, cosmetic, food supplements, chemical and preparation for medical and household use).
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!