Công văn 1624/QĐ-BYT ban hành Chương trình hành động của Bộ Y tế thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW

1032
Công văn 1624/QĐ-BYT ban hành Chương trình hành động của BỘ Y TẾ
Công văn 1624/QĐ-BYT ban hành Chương trình hành động của BỘ Y TẾ
5/5 - (1 bình chọn)

BỘ Y TẾ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số 1624/QĐ-BYT Hà Nội, ngày 6 tháng 3 năm 2018

QUYẾT ĐỊNH
Ban hành Chương trình hành động của Bộ Y tế thực hiện Nghị quyết
số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung
Ương Đảng khóa XII về tăng cưòng công tác bảo vệ, chăm sóc và
nâng cao sức khỏe nhân dân trong tỉnh hình mới
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20/6/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Căn cứ Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tỉnh hình mới;
Căn cứ Nghị quyết số 139/NQ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tỉnh hình mới;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch-Tài chính,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình hành động của Bộ Y tế triển khai thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII và Nghị quyết số 139/NQ-CP của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 20- NQ/TW về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tỉnh hình mới;
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng, Cục trưởng, Tổng cục trưởng, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Thủ trưởng các đơn vị, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
– Như Điều 3;
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– VP TW Đảng; Văn phòng Chính phủ;
– Các bộ, cơ quan ngang bộ. cơ quan thuộc Chính phủ;
– UBND các tỉnh, TP trực thuộc trung ương;
– Các đồng chí Thứ trưởng Bộ Y tế;
– Cổng TTĐT Bộ Y tế;

CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG
Thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu
Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XH về tăng cường công tác bảo vệ,
chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tỉnh hình mới
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1624/QĐ-BYT ngày 6/ 3 /2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII ban hành Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 về tăng cường công tác vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tỉnh hình mới (sau đây gọi tắt là Nghị quyết 20-NQ/TW); Chính phủ đã có Nghị quyết số 139/NQ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2017 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW. Trên cơ sở mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp và các chương trình, đề án của Đảng, Chính phủ đề ra, Bộ Y tế xây dựng Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 20-NQ/TW với các nội dựng chủ yếu sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CÀU
1. Chương trình hành động bao gồm các nội dựng, nhiệm vụ chủ yếu để Bộ trưởng, các đồng chí Thứ trưởng và các Vụ, Cục, Tổng cục, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ; các đơn vị trực thuộc Bộ, Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Thủ trưởng các đơn vị, cá nhân liên quan tập trung chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện nhằm cụ thể hóa đường lối, quan điểm của Đảng về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tỉnh hình mới.
2. Cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết 20-NQ/TW đề ra đến năm 2025 và 2030.
3. Căn cứ vào Chương trình hành động của Bộ Y tế, các đơn vị xây dựng kế hoạch cụ thể của đơn vị mình theo chức năng, nhiệm vụ được giao và tổ chức triển khai thực hiện. Quá trình tổ chức thực hiện phải quyết liệt, đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, giám sát, bổ sung, cập nhật những chủ trương, nhiệm vụ mới đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn; đề cao tinh thần chủ động, quyết tâm, đổi mới sáng tạo, đảm chất lượng, hiệu quả của công tác vệ sinh chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.
II. MỤC TIÊU VÀ CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU
1. Mục tiêu tổng quát:
Nâng cao sức khỏe cả về thể chất và tinh thần, tầm vóc, tuổi thọ, chất lượng cuộc sống của người Việt Nam. xây dựng hệ thống y tế công bằng, chất lượng, hiệu quả và hội nhập quốc tế. Phát triển nền y học khoa học, dân tộc và đại chúng. Bảo đảm mọi người dân đều được quản lý, chăm sóc sức khỏe. xây dựng đội ngũ cán bộ y tế “Thầy thuốc phải như mẹ hiền”, có năng lực chuyên môn vững vàng, tiếp cận trình độ quốc tế. Nâng cao năng lực cạnh tranh trong chuỗi sản xuất, cung ứng dược phẩm, dịch vụ y tế.
2. Mục tiêu cụ thể:
Đến năm 2025:
– Tuổi thọ trung bình khoảng 74,5 tuổi, số năm sống khỏe đạt tối thiểu 67 năm.
– Tỉ lệ tham gia bảo hiểm y tế đạt 95% dân số. Ti lệ chi trực tiếp từ tiền túi của hộ gia đình cho y tế giảm còn 35%.
– Tỉ lệ tiêm chủng mở rộng đạt tối thiểu 95% với 12 loại vắc xin. Giảm tỉ suất từ vong trẻ em: Dưới 5 tuổi còn 18,5%o; dưới 1 tuổi còn 12,5%0.
– Tỉ lệ suy dinh dưỡn thể thấp còi của trẻ em dưới 5 tuổi dưới 20%. Tỉ lệ béo phì ở người trưởng thành dưới 12%. Chiều cao trung bình thanh niên 18 tuổi đối với nam đạt 167 cm, nữ 156 cm.
– Phấn đấu trên 90% dân số được quản lý sức khỏe bằng hỗ sơ điện tử; 95% trạm y tế xã, phường, thị trấn thực hiện dự phòng, quản lý, điều trị một số bệnh không lây nhiễm, phục hồi chức năng cho người khuyết tật tại cộng đồng.
– Đạt 30 giường bệnh viện, 10 bác sĩ, 2,8 dược sĩ đại học, 25 điều dưỡng viên trên 10.000 dân. Tỉ lệ giường bệnh tư nhân đạt 10%.
– Tỉ lệ hài lòng của người dân với dịch vụ y tế đạt trên 80%.
Đến năm 2030:
– Tuổi thọ trung bình khoảng 75 tuổi, số năm sống khỏe đạt tối thiểu 68 năm.
– Ti lệ tham gia bảo hiểm y tế trên 95% dân số. Tỉ lệ chi trực tiếp từ tiền túi của hộ gia đình cho chăm sóc y tế giảm còn 30%.
– Đảm bảo tỉ lệ tiêm chủng mở rộng đạt 95% với 14 loại vắc xin. Giảm tỉ suất tử vong trẻ em: Dưới 5 tuôi còn 15%o; dưới 1 tuổi còn 10%o.
– Tỉ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi của trẻ em dưới 5 tuổi dưới 15%; khống chế tỉ lệ béo phì ở người trưởng thành dưới 10%. Chiều cao trung bình thanh niên 18 tuổi đối với nam đạt 168,5 cm, nữ 157,5 cm.
– Phấn đấu trên 95% dân số được quản lý sức khỏe bằng hỗ sơ điện tử; 100% trạm y tế xã, phường, thị trấn thực hiện dự phòng, quản lý, điều trị một số bệnh không lây nhiễm, phục hồi chức năng cho người khuyết tật tại cộng đồng.
– Đạt 32 giường bệnh viện, 11 bác sĩ, 3,0 dược sĩ đại học, 33 điều dưỡng viên trên 10.000 dân. Tỉ lệ giường bệnh tư nhân đạt 15%.
– Tỉ lệ hài lòng của người dân với dịch vụ y tế đạt trên 90%.
– Cơ bản chấm dứt các dịch bệnh AIDS, lao và loại trừ sốt rét.
IU. NHIỆM VỤ CHỦ YẾU
1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Y tế, sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và y tế các bộ, ngành trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân
1.1. Bộ Y tế, Sở Y tế tổ chức học tập, quán triệt đầy đủ, sâu sắc các nội dựng của Nghị quyết số 20-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương và Nghị quyết số 139/NQ-CP của Chính phủ đến các đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý. xây dựng Kế hoạch hành động triển khai các nội dựng của Nghị quyết phù hợp với thực tế của từng đơn vị, địa phương.
1.2. Bộ Y tế tham mưu với Chính phủ, Sở Y tế tham mưu với ủy ban nhân dân các tỉnh/TP đầu tư nguồn lực để huy động sự tham gia của các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể, xã hội và mọi gia đình, người dân vào hoạt động BVC S& NCSKND. Bộ Y tế, Sở Y tế các tỉnh TP trực thuộc TW chủ động xây dựng và ký kết chương trình phối hợp hành động hàng năm về BVCS & NCSKND với các ngành, các tổ chức đoàn thể xã hội …
1.3. Đề xuất, tham mưu cho các cấp có thẩm quyền đưa các mục tiêu, chỉ tiêu về sức khỏe, y tế và các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe vào chương trình, đề án, kế hoạch hàng năm, 5 năm, chiến lược phát triển ngành của Bộ Y tế, Sở Y tế và các đơn vị trực thuộc. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo để thực hiện các mục tiêu này.
1.4. Thường xuyên kiểm tra, giám sát; định kỳ sơ kết, tổng kết, đánh giá thi đua, khen thưởng kết quả thực hiện của các cơ quan, đơn vị.
2. về nâng cao sức khỏe nhân dân
2.1. Các đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách, đồng thời tăng cường. tuyên truyền vận động để nâng cao nhận thức, trách nhiệm, thay đổi hành vi của người dân và các cấp để tăng cường bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân; tập trung ưu tiên các hoạt động dự phòng gắn với y tế cơ sở như: chế độ dinh dưỡng hợp lý, sữa học đường, dinh dưỡng học đường; dinh dưỡng cho người lao động; bảo đảm an toàn thực phẩm, tăng cường luyện tập thể dục thể thao; phòng ngừa khuyết tật; kiểm tra, giám sát chất lượng nước ăn uống, nước sinh hoạt; vận động toàn dân sử dựng nước sạch, giữ gìn vệ sinh môi trường, vệ sinh nhà tiêu hộ gia đình và các cơ sở y tế, vệ sinh cá nhân; phòng chống các tác động bất lợi của ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu tới sức khoẻ; không hút thuốc lá, không lạm dựng rượu bia; tăng cường công tác y tế học đường; nâng cao sức khỏe nơi làm việc, phòng, chống bệnh nghề nghiệp, phòng chống thương tích, xây dựng cộng đồng an toàn; phòng chống các bệnh không lây nhiễm như tim mạch, ung thư, đái tháo đường, béo phì…, giảm biến chứng, giảm tử vong, tăng tuổi thọ, nâng cao chất lượng cuộc sống và tầm vóc người Việt Nam.
2.2. Cục Y tế dự phòng làm đầu mối, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng và triển khai Chương trình sức khỏe Việt Nam trên cơ sở kết nối và thực hiện đồng bộ các đề án, chương trình về bảo vệ, nâng cao sức khoẻ và tầm vóc người Việt Nam, gắn với đề án xây dựng và phát triển mạng lưới y tế cơ sở.
2.3. Cục An toàn thực phẩm làm đầu mối:
– Phối hợp với các bộ, cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng và ban hành chính sách, hệ thống quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia về bảo đảm an toàn thực phẩm đối với sức khỏe thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế.
– Phối hợp với Bộ Công thương và các Bộ, cơ quan liên quan hướng dẫn và triển khai quy định về các sản phẩm, thực phẩm đóng gói phải có đầy đủ thông tin cần thiết về dinh dưỡng và các khuyến cáo ảnh hưởng đến sức khỏe trên bao bì của sản phẩm. Đây mạnh công tác phòng chống sản xuất, kinh doanh hàng giả, gian lận thương mại và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Hướng dẫn, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý thực hiện các quy định về dinh dưỡng, tăng cường bổ sung vi chất dinh dưỡng vào các sản phẩm thực phẩm.
– Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, cơ quan trong việc xây dựng tiêu chuẩn quy chuẩn về an toàn thực phẩm, quản lý chặt chẽ tồn dư kháng sinh và thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật thuộc phạm vi quản lý của Bộ.
2.4. Các Cục, Vụ, Viện theo chức năng, nhiệm vụ được giao, phối hợp với các đơn vị, địa phương liên quan xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện có hiệu quả một số chương trình, đề án để giảm nhanh chênh lệch về chỉ số sức khỏe giữa các vùng, miền tạo điều kiện cho mọi người dân vùng nông thôn, vùng miền núi, biển đảo được tiếp cận dịch vụ về nâng cao sức khỏe, nâng cao kiến thức, thay đổi hành vi, lối sống đổ phòng bệnh và nâng cao sức khỏe.
2.5. Vụ Bảo hiểm y tế làm đầu mối để phối hợp với Bộ Giáo dục – Đào tạo và Bảo hiểm xã hội Việt Nam trong việc xây dựng kế hoạch triển khai bảo hiểm y tế cho học sinh, sinh viên.
2.6. Cục Quản lý Môi trường y tế làm đầu mối:
a) Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc nghiên cứu, xây dựng đề án đổi mới căn bản về giáo dục thể chất, tâm lý, tăng số môn tập luyện tự chọn trong nhà trường, kết hợp chặt chẽ với tập luyện ngoài nhà trường; tăng cường và đổi mới công tác y tế học đường gắn chặt với y tế cơ sở; kiện toàn hệ thống y tế học đường để chăm sóc sức khỏe ban đầu đối với trẻ em, học sinh, sinh viên, phòng chống tai nạn thương tích trẻ em trong nhà trường, trong các cơ sở giáo dục và tại cộng đồng.
b) Phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và các cơ quan liên quan triển khai tốt công tác bảo vệ sức khỏe người lao động; phòng, chống bệnh nghề nghiệp; an toàn lao động; phòng, chống đuối nước trẻ em…
c) Phối hợp Vụ Truyền thông và Thi đua khen thưởng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ủy ban Dân tộc, Tổng hội Y học Việt Nam, Hội Giáo dục và chăm sóc sức khỏe cộng đồng và các cơ quan liên quan trong việc tuyên truyền, vận động để người dân thực hiện tốt việc vệ sinh môi trường nông thôn, vùng dân tộc và miền núi được tiếp cận sử dựng nước sạch, nhà tiêu hợp vệ sinh.
d) Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, các cơ quan liên quan trong việc nghiên cứu đánh giá, xây dựng và triển khai các hoạt động giảm thiểu ảnh hưởng xấu từ ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu tới sức khỏe và triển khai các chương trình, đề án xử lý chất thải y tế độc hại, môi trường đất, nước, không khí. Phối hợp với Bộ xây dựng trong việc quản lý chất thải ran thông thường tại đô thị, khu công nghiệp, cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng.
2.7. Cục Quản lý Môi trường y tế, Cục Y tế dự phòng, Cục quản lý Y Dược cổ truyền, Vụ Truyền thông và Thi đua khen thưởng theo chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hội Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng, Tổng hội Y học Việt Nam và các cơ quan liên quan trong việc vận động người dân tham gia luyện tập, bảo vệ và nâng cao sức khỏe, xây dựng nếp sống văn minh, lối sống lành mạnh, vệ sinh.
2.8. Thanh tra Bộ làm đầu mối phối hợp với các cơ quan liên quan trong công tác phòng chống và cai nghiện ma túy.
2.9. Các Vụ, Cục theo chức năng, nhiệm vụ được phân công:
a) Phối hợp với cơ quan liên quan và ủy ban an toàn giao thông Quốc gia, ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống thảm họa, cấp cứu tai nạn giao thông.
b) Phối hợp chặt chẽ với Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện các chương trình, đề án và các nhiệm vụ liên quan đến nâng cao sức khỏe tại địa phương, tạo điều kiện để mỗi người dân được bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe, đặc biệt là ở vùng nông thôn, miền núi, hải đảo.
3. về phòng, chống dịch bệnh, quản lý bệnh không lây nhiễm gắn với đổi mới y tế cơ sở
3.1. Cục Y tế dự phòng làm đầu mối, chủ trì, phối hợp với các Cục,Vụ, Viện và các đơn vị liên quan:
a) xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và triển khai thực hiện các chương trình, đề án bảo đảm an ninh y tế, ứng phó kịp thời với các tỉnh huống khẩn cấp, đặc biệt là các dịch bệnh mới nổi; triển khai đồng bộ các giải pháp để tăng cường và nâng, cao hiệu quả phòng, chống dịch bệnh, không để dịch bệnh lớn xảy ra.
b) xây dựng, trình Chính phủ lộ trình tăng số vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng phù hợp với tỉnh hình dịch bệnh và khả năng ngân sách.
c) Chỉ đạo, tăng cường triển khai hoạt động giám sát, dự phòng, phát hiện sởm và quản lý điều trị các bệnh không lây nhiễm tại tuyến y tế cơ sở.
d) Tập trung chỉ đạo, tăng cường triển khai các hoạt động phòng, chống các bệnh không lây nhiễm; xây dựng cơ chế, chính sách và tuyên truyền, vận động nhân dân khám sàng lọc, phát hiện sởm và kiểm soát bệnh tật; đẩy mạnh việc quản lý, điều trị các bệnh không lây nhiễm, bệnh mạn tính, chăm sóc dài hạn tại y tế cơ sở.
3.2. Cục Quản lý môi trường y tế làm đầu mối xây dựng và thực hiện các chương trình, đề án về: ứng phó về mất an toàn, an ninh sinh học trong quản lý chất thải tại các cơ sở y tế; xây dựng kế hoạch, hướng dẫn và tổ chức triển khai các giải pháp phòng chống, giảm thiểu tác hại của các yếu tố nguy cơ môi trường từ hoạt động y tế ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
3.3. Cục Quản lý khám chữa bệnh phối hợp với các Vụ, Cục, đơn vị liên quan tập trung chỉ dạo, tăng cường triển khai các hoạt động phòng chống tác hại của thuốc lá, tác hại của rượu bia.
3.4. Các Vụ, Cục: Kế hoạch – Tài chính, Tổ chức cán bộ, Bảo hiểm y tế, Quản lý khám, chữa bệnh, Khoa học Công nghệ và Đào tạo, Công nghệ thông tin và các đơn vị liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được phân công triển khai chủ trương tăng cường y tế cơ sở với các giải pháp đổi mới về tổ chức bộ máy, nhân lực, hoạt động và tài chính. Triển khai mô hình trạm y tế tuyến xã hoạt động theo nguyên lý y học gia đình, phòng khám bác sỹ gia đình làm nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, phòng bệnh và khám, chữa bệnh cho nhân dân trên địa bàn. Đưa y tế cơ sở thực sự là tuyến đầu trong phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe, tạo niềm tin cho người dân vào y tế cơ sở.
3.5. Vụ Sức khỏe bà mẹ – trẻ em, Tổng cục Dân số, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Cục Y tế dự phòng theo chức năng, nhiệm vụ được giao chỉ đạo các đơn vị, địa phương thực hiện nghiểm các quy định về chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, người bị ảnh hưởng bởi hậu quả của chiến tranh và các đối tượng ưu tiên, người dân sinh sống ở vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, biên giới, hải đảo. Nghiên cứu đề xuất các cơ chế, chính sách, mô hình chăm sóc tại nhà, tại cộng đồng đối với người cao tuổi, người khuyết tật, người mắc bệnh không lây nhiễm, bệnh mạn tính, chăm sóc giảm nhẹ đối với người mắc bệnh ung thư giai đoạn cuối phù hợp với phong tục, tập quán, điều kiện kinh tế xă hội của từng vùng, địa phương. Triển khai các hoạt động dự phòng, tư vấn, khám và xét nghiệm sàng lọc cho phụ nữ có thai, phòng các bệnh lây nhiễm từ mẹ sang con, phát hiện sởm ung thư đường sinh sản, kiểm soát bệnh tật; quản lý điều trị bệnh không lây nhiễm, bệnh mạn tính tại các trạm y tế xã, phường, phòng khám y học gia đình trên toàn quốc; thực hiện hiệu quả hoạt động chăm sóc dài hạn tại y tế cơ sở.
3.6. Cục Công nghệ thông tin chủ trì, phối hợp với các Vụ, Cục liên quan và BHXH Việt Nam xây dựng đề án tổng thể ứng dựng công nghệ thông tin trong ngành y tế, ứng dựng công nghệ thông tin trong các hoạt động của trạm y tế xã, triển khai hỗ sơ sức khỏe điện tứ và bệnh án điện tử theo tiêu chuẩn chung bảo đảm kết nối các thông tin, dữ liệu quản lý khác như giám định khám, chữa bệnh BHYT, thông tin tiêm chủng quốc gia, quản lý bệnh truyền nhiễm, bệnh không lây nhiễm, triển khai các chương trình, mục tiêu về y tế. Quản lý hỗ sơ sức khỏe người dân, người khuyết tật, tích hợp dữ liệu tham gia, thanh toán bảo hiểm y tế với dữ liệu Bảo hiểm xã hội và mã số định danh công dân, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ trên phạm vi cả nước. xây dựng cơ chế, lộ trình phù hợp để tiến tới mọi người dân đều được theo dõi, quản lý sức khỏe.
3.7. Vụ Kế hoạch – Tài chính: Chủ trì, phối hợp với các Vụ, Cục, cơ quan liên
quan:
a) xây dựng phương thức thanh toán, điều chỉnh tăng tỷ lệ chi từ quỹ bảo hiểm y tế cho y tế cơ sở, mở rộng phạm vi chi trả các dịch vụ, thuốc cho y tế cơ sở phù hợp với khả năng thực hiện gói dịch vụ y tế cơ bản và khả năng cân đối quỹ bảo hiểm y tế đồng thời khuyến khích người dân khám, chữa bệnh tại y tế cơ sở, tạo điều kiện để y tế cơ sở phát triển, nâng cao chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế.
b) Phối hợp với Bộ Quốc phòng và các địa phương xây dựng thể chế đẩy mạnh kết hợp quân – dân y, phát triển mạng lưới y tế ở vùng biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
c) Nghiên cứu đề xuất với Bộ để tham mưu cho Chính phủ và Quốc hội phân bô vòn đâu tư phát triển từ ngân sách trung ương, hướng dẫn các địa phương ưu tiên vốn đầu tư cho y tế cơ sở, y tế dự phòng, cho vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng biên giới, hải đào.
d) Hướng dẫn các Sở Y tế trong việc tham mưu cho ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bố trí kinh phí thực hiện các nội dựng tại Chương trình hành động này theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước; ưu tiên ngân sách địa phương cho đầu tư, chi thường xuyên và huy động các nguồn lực khác cho y lẻ cơ sở, y tế dự phòng; ưu tiên ngân sách của Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững đầu tư cho các trạm y tế xã, bệnh viện huyện vùng khó khăn.
đ) Phối hợp với Bộ Tài chính đề xuất việc tăng chi ngân sách trong nước cho y tể dự phòng, y tế cơ sở, chăm sóc sức khỏe ban đầu và các đối tượng người cao tuổi, người khuyết tật, người bị ảnh hưởng bởi hậu quả của chiến tranh, các đối tượng ưu tiên; bảo đảm nguồn lực trong nước để mở rộng các hoạt động về nâng cao sức khỏe như phòng, chống HIV/AIDS, lao, sốt rét, suy dinh dưỡng, nước sạch vệ sinh môi trường, xử lý nước thải và Chương trình, đề án phòng chống, giảm thiểu tác hại của các yếu tố nguy cơ môi trường, biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
3.8. Các Vụ, cần chủ động làm việc với các tổ chức quốc tế để tranh thủ các nguồn ODA, ưu tiên các dự án ODA đầu tư cho y tế cơ sở, cho các hoạt động nâng cao sức khỏe nhân dân.
4. về nhiệm vụ tiếp tục nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, khắc phục căn bản tỉnh trạng quá tải bệnh viện
4.1. Cục Quản lý Khám, chữa bệnh làm đầu mối, phối hợp với các Vụ, Cục, cơ quan liên quan:
a) Thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh các tuyến, đặc biệt là tuyến cơ sở nhằm tăng sự hài lòng của người bệnh; giải quyết căn bản tỉnh trạng quá tải tại một số bệnh viện tuyến cuối vào năm 2020; tiếp tục phát triển hộ thống bệnh viện vệ tinh, tăng cường công tác chỉ đạo tuyến, luân phiên, đào tạo, chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới; đẩy mạnh đổi mới phong cách, thái độ phục vụ, nâng cao y đức. hướng dẫn đánh giá sự hài lòng của người bệnh với dịch vụ khám, chữa bệnh. xây dựng Bộ chỉ số đo lường toàn diện chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh..
b) xây dựng, trình ban hành các quy chế, quy định, quy trình, hướng dẫn điều trị thống nhất trong cả nước để bảo đảm chất lượng khám, chữa bệnh. xây dựng quy trình bảo đảm an toàn người bệnh, kiểm soát tốt tai biến y khoa, giảm tỉnh trạng nhiễm khuẩn bệnh viện, kiểm soát kháng kháng sinh, dinh dưỡng tiết chế, chăm sóc toàn diện người bệnh. Ban hành danh mục kỹ thuật phù hợp với các tuyến, tiến tới bảo đảm chất lượng dịch vụ đồng đều giữa các cơ sở y tế, các tuyến. xây dựng các quy định để liên thông kết quả xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, các thông tin, kết quả chẩn đoán, điều trị giữa các cơ sở khám, chữa bệnh và với tuyến y tế cơ sở để tiến tới theo dõi, chăm sóc liên tục người bệnh. xây dựng và thực hiện kiểm định độc lập, đánh giá chất lượng dịch vụ, xếp hạng bệnh viện theo chất lượng phù hợp với thông lệ quốc tế.
c) xây dựng đề án phát triển mạnh hệ thống cấp cứu tại cộng đồng và trước khi vào bệnh viện.
4.2. Cục Quản lý môi trường y tế làm đầu mối:
a) xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án, giải pháp vè quản lý chất thải y tế tại các cơ sở y tế.
b) Hướng dẫn các Sở Y tế trong việc tham mưu cho ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bố trí kinh phí đầu tư cho công tác quản lý chất thải, bảo đảm các điều kiện vệ sinh môi trường trong các cơ sở y tế, xây dựng cơ sở y tế xanh, sạch, đẹp, thân thiện với môi trường.
4.3. Vụ Kế hoạch – Tài chính làm đầu mối phối hợp với các cơ quan liên
quan:
a) Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách đổi mới cơ chế quản lý, hoạt động, tài chính, nhân lực và thực hiện lộ trình tính đúng, tính đủ giá dịch vụ để chăm sóc toàn diện người bệnh các bệnh viện công lập gắn trao quyền tự chủ với trách nhiệm giải trình, bảo đảm công khai, minh bạch, có sự kiểm soát của cơ quan có thẩm quyền.
b) xây dựng cơ chế, chính sách và khuyến khích xă hội hóa để phát triển một số cơ sở khám, chữa bệnh với chất lượng dịch vụ kỹ thuật và chăm sóc ngang tầm với các nước tiên tiến trong khu vực. Gắn một số cơ sờ chăm sóc, khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng với du lịch của khách trong nước và nước ngoài.
c) Phối hợp với các cơ quan thuộc Bộ Quốc phòng tăng cường khám, chữa bệnh cho các đối tượng chính sách. Triển khai các mô hình tổ chức quân – dân y linh hoạt, phù hợp với điều kiện từng nơi để bảo đảm dịch vụ khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng cho người dân vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.
d) xây dựng cơ chế giá, cơ chế đồng chi trả, chính sách, phương thức thanh toán để khuyến khích cơ sở tuyến dưới nâng cao chất lượng dịch vụ, khuyến khích người dân khám, chữa bệnh tại tuyến dưới; phối hợp với BHXH thực hiện thanh toán kịp thời, đầy đủ với các cơ sở khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng.
đ) Phối hợp với Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc rà soát quy hoạch phát triển mạng lưới y tế địa phương để tích hợp vào quy hoạch chung của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
e) xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách để khuyến khích phát triển y tế tư nhân, nhất là mô hình bệnh viện hoạt động không vì lợi nhuận; thúc đẩy hợp tác công – tư, tạo môi trường bình đẳng cả về hỗ trợ, chuyển giao chuyên môn kỹ thuật giữa các cơ sở khám, chữa bệnh công lập và tư nhân.
4.4. Các Vụ, Cục, Tổng cục, Thanh tra Bộ, văn phòng Bộ tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, ứng dựng công nghệ thông tin, xây dựng chính phủ điện tử, chỉ đạo các địa phương, đơn vị ứng dựng công nghệ thông tin trong quản lý khám, chữa bệnh (bệnh án điện tử, khám, chữa bệnh từ xa, chiếu chụp không cần in phim) nhằm giảm phiền hà, giảm thời gian chờ đợi, tạo thuận lợi cho người bệnh.
4.5. Vụ Bảo hiểm y tế chủ trì, phối hợp với các Vụ, Cục liên quan xây dựng cơ chế, chính sách để thực hiện lộ trình thông tuyến khám chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định.
5. Phát triển y dược cổ truyền:
Cục Quản lý Y Dược cổ truyền phối hợp với các Vụ, Cục, Tổng hội Y học và các Hội liên quan trong việc:
5.1. xây dựng và thực hiện Chương trình phát triển y học cổ truyền, kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại trong phòng bệnh, khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng, chăm sóc sức khỏe. Tăng chỉ tiêu số lượt khám, chữa bệnh bằng y học cổ truyền các tuyến, đặc biệt là tuyến y tế cơ sở.
5.2. xây dựng đề án tăng cường vai trò của y học cổ truyền trong bảo vệ, nâng cao sức khỏe và chăm sóc sức khỏe ban đầu. Tuyên truyền, vận động nhân dân trồng và sử dựng cây thuốc nam, thuốc cổ truyền, sử dựng các phương pháp y học cổ truyền trong phòng bệnh, chữa bệnh và nâng cao sức khỏe.
5.3. xây dựng và triển khai đề án thừa kế, bảo tồn, phát triển các nguồn dược liệu quý, hiếm; khai thác bền vững nguồn dược liệu tự nhiên; xây dựng các tiêu chí đặc thù để công nhận giống dược liệu Việt Nam;
5.4. Phối hợp với Bảo hiểm xã hội Việt Nam để nghiên cứu, mở rộng danh mục dược liệu, vị thuốc cổ truyền, thuốc từ dược liệu, thuốc cổ truyền vào danh mục thanh toán BHYT.
5.5. Đây mạnh nghiên cứu phát triển, kiểm nghiệm, đánh giá, chứng minh tác dựng của các phương thức chẩn trị, phương pháp điều trị không dùng thuốc, các bài thuốc, vị thuốc y học cô truyền. Tăng cường công tác đào tạo đội ngũ thầy thuốc y học cổ truyền. Có cơ chế, chính sách hỗ trợ, phát hiện, đăng ký, công nhận sở hữu trí tuệ và thương mại hoá các bài thuốc y học cổ truyền; tôn vinh và bảo đảm quyền lợi của các danh y, huy động các tổ chức xã hội, tồ chức xã hội nghề nghiệp tham gia khám chữa bệnh, phòng bệnh bằng y học cổ truyền.
5.6. xây dựng chương trình đẩy mạnh quảng bá, phổ biến rộng rãi ra quốc tế để đưa một số sản phẩm dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, phương pháp điều trị không dùng thuốc thành sản phẩm quốc gia, mang thương hiệu Việt Nam.
5.7. xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù để phát triển và ưu tiên sử dựng nguồn dược liệu trong nước; từng bước chủ động nguồn dược liệu trong nước bảo đảm chất lượng, đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh, phục vụ công tác phòng bệnh, chữa bệnh, giảm dần sự phụ thuộc vào nguồn dược liệu nhập khẩu; kiểm soát chặt chẽ chất lượng dược liệu, vị thuốc cổ truyền.
5.8. xây dựng đề án Luật Y Dược cổ truyền.
6. Đẩy mạnh phát triển ngành Dưọc và thiết bị y tế:
6.1. Cục Quản lý Dược và Vụ Trang thiết bị, công trình y tế phối hợp với các Bộ, các Vụ, Cục, các cơ quan liên quan:
a) Thực hiện các giải pháp để bảo đảm thuốc đủ về số lượng, tốt về chất lượng, bảo đảm an toàn, hiệu quả, giá hợp lý, đáp ứng nhu cầu phòng, chữa bệnh, phục hồi chức năng;
b) xây dựng, đề xuất các cơ chế, chính sách đủ mạnh trình cấp có thẩm quyền ban hành để khuyến khích sản xuất và sử dựng thuốc, vắc xin, sinh phẩm, thiết bị, hóa chất, vật tư y tế trong nước; tạo điều kiện để các doanh nghiệp tham gia ngày càng sâu vào chuỗi giá trị dược phẩm, trang thiết bị y tế trong khu vực và trên thế giới.
c) xây dựng đề án mở rộng danh mục thuốc đấu thầu tập trung cấp địa phương, cấp quốc gia và đàm phán giá để giảm giá thuốc. Hoàn thiện cơ chế đầu tư, mua sắm và kiểm soát chặt chẽ chất lượng, bảo đảm công khai, minh bạch, chống thất thoát, lãng phí.
d) Quản lý chặt chẽ nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc, thiết bị, hóa chất, vật tư y tế. Củng cố hệ thống phân phối thuốc, vật tư, hóa chất, thiết bị y tế, bảo đảm kỷ cương pháp luật, hiệu quả, chuyên nghiệp. Hoàn chỉnh cơ chế, chính sách và các quy định pháp luật về quyền phân phối thuốc, không để các doanh nghiệp không được phép nhưng vẫn thực hiện phân phối thuốc trá hình.
đ) xây dựng và thực hiện đề án quản lý hệ thống bán buôn, bán lẻ, các nhà thuốc trong và ngoài bệnh viện. Thực hiện đồng bộ các giải pháp đẻ truy xuất nguồn gốc thuốc, chấn chỉnh tình trạng bán thuốc kê đơn mà không có đơn, bán thuốc không theo đơn. ứng dựng công nghệ thông tin, thực hiện kết nối mạng giữa cơ sở khám bệnh và nhà thuốc, bảo đảm kiểm soát xuất xứ, giá cả thuốc được mua vào, bán ra ở mỗi nhà thuốc trên toàn quốc.
e) Chỉ đạo các Viện, các cơ sở sản xuất nâng cao năng lực nghiên cứu, sản xuất thuốc, vẳc xin. xây dựng cơ chế và đầu tư đủ nguồn lực để làm chủ công nghệ sản xuất vắc xin thế hệ mới, vắc xin tích hợp nhiều loại trong một, cơ bản đáp ứng nhu cầu tiêm chủng mở rộng trong nước, tiến tới xuất khẩu.
6.2. Cục Y dược cổ truyền: chủ trì, phối hợp với các Vụ, Cục và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc xây dựng quy hoạch, ưu tiên đầu tư và tập trung phát triển một số vùng chuyên canh dược liệu; thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến tại các vùng dược liệu quy mô lớn, hình thành các chuỗi liên kết trong sản xuất, bảo quản, chế biến dược liệu.
6.3. Vụ Trang thiết bị – CTYT: chủ trì,
a) xây dựng phương án, lộ trình mở rộng danh mục đấu thầu tập trung về trang thiết bị và hóa chất, vật tư tiêu hao.
b) xây dựng hệ thống quản lý, cơ chế, chính sách để phát triển mạng lưới kiểm nghiệm, kiểm định trang thiết bị y tế, góp phần nâng cao chất lượng và thực hiện liên thông kết quả xét nghiệm, chiếu chụp giữa các cơ sở y tế.
c) xây dựng đề án Luật trang thiết bị y tế và Đề án phát triển công nghiệp thiết bị y tế sản xuất trong nước.
6.4. Cục Quản lý Dược, Cục Y tế dự phòng, Cục An toàn thực phẩm, Vụ Trang thiết bị và CTYT căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao:
a) Phối hợp với Bộ Công thương trong việc đẩy mạnh công tác phòng, chống buôn lậu, hàng giả, hàng nhái, sản xuất kinh doanh thuốc, thực phẩm chức năng, trang thiết bị y tế giả, kém chất lượng; kiểm soát chặt chẽ thực phẩm chức năng và hàng hoá có nguy cơ gây hại cho sức khỏe.
b) Phối hợp với các Vụ, Cục của Bộ Khoa học và Công nghệ trong xây dựng cơ chê, chính sách hỗ trợ nghiên cứu, chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin, thuốc, trang thiết bị y tế.
c) Chủ trì, phối hợp với Bảo hiểm xã hội Việt Nam và các cơ quan liên quan xây dựng cơ chế khuyến khích sử dựng thuốc, trang thiết bị sản xuất trong nước.
7. Phát triển nhân lực và khoa học – công nghệ y tế
7.1. Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo làm đầu mối, phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ và các Vụ, Cục liên quan thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Chủ trì xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các quy định để đổi mới căn bản, toàn diện công tác đào tạo nhân lực y tế, nhanh chóng đáp ứng nhu cầu của hệ thống y tế và hội nhập được với quốc tế. Phân định và thực hiện đào tạo theo 02 hệ thống năng lực: nghiên cứu và khám chữa bệnh, xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn của cơ sở đào tạo, nhân lực y tế. Triển khai cơ chế, chính sách để các cơ sở đào tạo lý thuyết gắn chặt chẽ với các cơ sở đào tạo thực hành, bảo đảm đạt được các năng lực cơ bản đáp ứng yêu cầu hệ thống y tế.
b) xây dựng đè án thành lập hội đồng y khoa Quốc gia, tổ chức thi phục vụ cấp chứng chỉ hành nghề có thời hạn và thí điểm giao cho các cơ quan độc lập tổ chức cấp chứng chỉ hành nghề, phù hợp với thông lệ quốc tế. Nghiên cứu để đưa tiêu chí về y đức trong cấp chứng chỉ hành nghề.Trình cơ quan có thẩm quyền sửa đổi cơ chế pháp lý để chính thức triển khai.
c) Phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ và các Cục, Vụ, viện liên quan xây dựng và triển khai đề án Nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học công nghệ y tế, dược, sinh học ngang tầm khu vực và quốc tế. Ưu tiên cho nghiên cứu ứng dựng, chú trọng nghiên cứu các chỉ số sức khỏe, các chỉ số y sinh học phù hợp cho người Việt Nam. Phấn đấu để dưa một số sản phẩm thuốc, vắc xin thành sản phẩm quốc gia. Đẩy mạnh ứng dựng, chuyển giao các kỳ thuật tiên tiến, phát triển đội ngũ cán bộ chuyên ngành thiết bị y tế. xây dựng và triển khai các chương trình, dề án để ứng dựng, sử dựng có hiệu quả các thành tựu của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 vào công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân.
d) xây dựng và thực hiện các chính sách nhằm gắn kết, phát huy trách nhiệm, vai trò các bệnh viện trong đào tạo nguồn nhân lực y tế theo thông lệ quốc tế. Có cơ chế giao trách nhiệm, tôn vinh các bệnh viện, viện nghiên cứu, các bác sĩ, nhà khoa học tham gia đào tạo nhân lực y tế.
d) xây dựng đề án sắp xếp, phát triển một số cơ sở đào tạo nhân lực y tế thành một số Đại học khoa học sức khỏe tại các trung tâm, thành phố lớn.
e) Phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Kế hoạch – Tài chính đẩy mạnh và tạo điều kiện đè các các cơ sở đào tạo thực hiện cơ chế tự chủ. Tính đúng, tính đủ học phí gắn với chất lượng đào tạo. Nhà nước hỗ trợ học bổng cho các đối tượng khó khăn, các sinh viên giỏi, xuất sắc để khuyến khích sinh viên học tập tốt.
7.2. Vụ Tổ chức cán bộ làm đầu mối phối hợp với các Vụ, Cục, cơ quan liên
quan:
a) Phối hợp với Bộ Nội vụ đề xuất các cơ chế, chính sách để bảo đàm nguồn nhân lực cho báo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, thực hiện đãi ngộ xứng đáng đối với cán bộ y tế, đặc biệt là những người có trình độ chuyên môn làm việc tại y tế cơ sở, các vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, biên giới, hải dáo và trong các lĩnh vực y tế dự phòng, pháp y, tâm thần, lao, phong… Khuyến khích các địa phương xây dựng và thực hiện các chính sách thu hút nhân lực y tế làm việc tại y tế cơ sở thuộc địa bàn quản lý.
b) Phối hợp với Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo, Vụ Kế hoạch – Tài chính xây dựng chính sách hỗ trợ học bổng cho các đối tượng khó khăn, các sinh viên giỏi, suất sắc để khuyến khích sinh viên học tập tốt.
c) xây dựng đề án tăng cường bồi dưỡng, rèn luyện, nâng cao trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ y tế. Xử lý nghiểm các hành vi vi phạm quy chế chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp, xâm hại đến nhân phẩm và sức khỏe thầy thuốc; bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn cơ sở y tế.
8. Đổi mới hệ thống tổ chức và cung cấp dịch vụ y tế
8.1. Vụ Kế hoạch – Tài chính, phối hợp với các Vụ, Cục và cơ quan liên quan xây dựng quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế cấp quốc gia.
8.2. Vụ Tổ chức cán bộ làm đầu mối, phối hợp với Vụ, Cục liên quan:
a) Đổi mới quản lý các cơ sở y tế, theo nguyên tắc quản lý thống nhất về chuyên môn, nghiệp vụ trong toàn quốc; thực hiện quản lý thống nhất theo ngành dọc tại các địa phương có điều kiện. Các cơ sở y tế chịu sự quản lý song trùng về chuyên môn và hành chính, bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền.
b) Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống tổ chức y tế theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả và hội nhập quốc tế, bảo đảm tính đồng bộ, toàn diện. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiểm các vi phạm.
c) xây dựng đề án hình thành trung tâm kiểm soát dịch bệnh trung ương và vùng tại một số vùng/miền, nhằm thống nhất việc quản lý, điều hành chung, thống nhất trong cả nước.
d) Chi đạo Sở Y tế đẩy nhanh tiến độ hoàn thành việc sấp xếp các đơn vị, trung tâm làm nhiệm vụ y tế dự phòng cấp tỉnh thành trung tâm kiểm soát bệnh tật tinh để giảm đầu mối, nâng cao hiệu quả hoạt động vào trước năm 2020.
đ) Chỉ đạo thực hiện thống nhất thực hiện mô hình mỗi cấp huyện chỉ có một trung tâm y tế đa chức năng, bao gồm y tế dự phòng, dân số, khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng và các dịch vụ y tế khác, trực tiếp quản lý trạm y tế xã và phòng khám đa khoa khu vực (nếu có). Rà soát, sắp xếp hợp lý các phòng khám đa khoa khu vực. Tổ chức hệ thống trạm y tế xã, phường, thị trấn gắn với y tế học đường và phù hợp với đặc điểm của từng địa phương. Tập trung hoàn thiện bệnh viện đa khoa hoàn chỉnh trước khi thành lập mới các bệnh viện chuyên khoa ở cấp tỉnh. Điều chỉnh, sắp xếp các bệnh viện, bảo đảm mọi người dân được tiếp cận thuận lợi về mặt địa lý.
e) xây dựng đề án sắp xếp lại các đơn vị làm nhiệm vụ kiểm nghiệm, kiểm định để hình thành hệ thống cơ quan kiểm soát dược phẩm và thực phẩm, thiết bị y tế trung ương và một số vùng để giảm đầu mối, nâng cao hiệu quả hoạt động. Tổ chức đánh giá, phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị làm nhiệm vụ kiểm nghiệm, kiểm định ờ địa phương để tránh đầu tư dàn trải, lãng phí.
g) xây dựng đề án với lộ trình cụ thể để chuyển dần một số bệnh viện thuộc Bộ Y tế và các bộ, cơ quan Trung ương (trừ Bộ Quốc phòng, Bộ Công an) về địa phương quản lý. Bộ Y tế chỉ chủ quản một số rất ít bệnh viện đầu ngành gắn với đào tạo, nghiên cứu khoa học của các trường Đại học Y dược.
h) Phối hợp với các bộ, ngành, địa phương để hoàn chỉnh tổ chức các cơ sở y tế theo hướng toàn diện, liên tục và lồng ghép theo 3 cấp chuyên môn: Chăm sóc ban đầu, chăm sóc cấp 2, chăm sóc cấp 3.
8.3. Cục Quản lý khám, chữa bệnh làm đầu mối tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo, chuyển giao kỹ thuật, thực hiện nghiểm quy định luân phiên người hành nghề trong các cơ sờ y tế thuộc địa phương quản lý: luân phiên giữa các bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến huyện và ngược lại; giữa các huyện; giữa trung tâm y tế huyện với trạm y tế xã và ngược lại; giữa các xã để nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ y tế.
9. Tiếp tục đổi mới tài chính y tế
9.1. Vụ Kế hoạch-Tài chính làm đầu mối, phối hợp với các Vụ, Cục, cơ quan liên quan thực hiện các nhiệm vụ:
a) Phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành hướng dẫn phân bổ ngân sách sự nghiệp y tế theo đầu dân theo hướng ưu tiên, ngân sách cho y tế dự phòng, y tế cơ sở, bệnh viện ở vùng khó khăn, biên giới, hải đảo, các lĩnh vực phòng, lao, tâm thần…
b) xây dựng và thực hiện lộ trình chuyển chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước cấp trực tiếp cho cơ sờ khám, chữa bệnh sang hỗ trợ người tham gia bảo hiểm y tế gắn với lộ trình tính đúng, tính dú giá dịch vụ y tế (gắn với thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tổ vĩ mô). Đẩy mạnh phương thức nhà nước giao nhiệm vụ, đặt hàng và thực hiện cơ chế giá gắn với chất lượng dịch vụ, khuyến khích sử dụng dịch vụ y tế ở tuyến dưới.
c) Trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị sự nghiệp y tế công lập. Đẩy mạnh việc giao quyền tự chủ về nhiệm vụ chuyên môn, tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính gắn với trách nhiệm giải trình, công khai, minh bạch. Áp dụng mô hình quản trị đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập trong bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư như quản trị doanh nghiệp.
d) xây dựng, hoàn thiện các cơ chế, chính sách tái cơ cấu tài chính y tế theo nguyên tắc: các nhiệm vụ, hoạt động y tế công cộng do ngân sách nhà nước bảo đảm là chủ yếu, đồng thời khuyến khích xã hội hóa. Khám, chữa bệnh do bảo hiểm y tế và người dân chi trả. Chăm sóc sức khỏe ban đầu do ngân sách nhà nước và người dân cùng chi trả, tiến tới bảo hiểm y tế chi trả một số dịch vụ thiết yếu. Bảo hiểm y tế đối với người lao động phải do người sử dụng lao động và người lao động cùng đóng góp; ngân sách nhà nước bảo đảm đối với một số đối tượng chính sách.
đ) Hoàn thiện các cơ chế, chính sách đẩy mạnh xã hội hoá, huy động các nguồn lực phát triển hệ thống y tế. Đa dạng các hình thức hợp tác công – tư, bảo đảm minh bạch, công khai, cạnh tranh bình đẳng, không phân biệt công – tư trong cung cấp dịch vụ y tế. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở y tế (kể cả các trạm y tế xà, phòng khám bác sỹ gia đình), tập trung vào các cơ sở cung cấp dịch vụ cao cấp, theo yêu cầu.
e) Phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan ban hành và điều chỉnh (nếu cần thiết) các “Gói dịch vụ y tế cơ bản” phù hợp với khả năng chi trả của Quỹ Bảo hiểm y tế và khả năng ngân sách nhà nước theo từng thời kỳ.
g) xây dựng cơ chế giá dịch vụ, thanh toán bảo hiểm y tế theo hướng ngân sách nhà nước, bảo hiểm y tế bảo đảm chi trả cho các dịch vụ ở mức cơ bản; người sử dụng dịch vụ chi trả cho phần vượt mức. Cơ chế giá dịch vụ và cơ chế đồng chi trả theo hướng khuyến khích người dân khám, chữa bệnh ờ tuyến dưới và các cơ sở y tế ở tuyến trên tập trung cung cấp các dịch vụ mà tuyến dưới chưa bảo đảm được.
h) Phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc trình Quốc hội tiếp tục ưu tiên bố trí ngân sách nhà nước, tăng chi cho y tế, bảo đảm tốc độ tăng chi cho y tế cao hơn tổc độ tăng chi ngân sách nhà nước, dành ít nhất 30% ngân sách y tế cho công tác y tế dự phòng;
i) Phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất cơ chế, chính sách ưu đãi về đẩt, tín dụng… để khuyến khích các cơ sở y tế đầu tư mở rộng, nàng cấp, hiện đại hoá, đáp ứng yêu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân, kê cả của người có thu nhập cao, người nước ngoài.
9.2. Vụ Bảo hiểm y tế làm đầu mối phối hợp với Vụ Kế hoạch- Tài chính và các Vụ, Cục, đơn vị liên quan:
a) Nghiên cứu, đề xuất mức đóng bảo hiểm y tế phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế, thu nhập của người dân và chi phí, chất lượng dịch vụ y tế, bảo đảm cân đối quỹ bảo hiểm y tế và quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế, cơ sở y tế.
b) Nghiên cứu, đề xuất việc đa dạng các gói bảo hiểm y tế, việc liên kết, hợp tác giữa bảo hiểm y tế xã hội với bảo hiểm y tế thương mại trong bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.
10. Công tác truyền thông
10.1. Giao cho Vụ Truyền thông và Thi đua khen thưởng làm đầu mối, phối hợp với các Vụ, Cục liên quan thực hiện các nhiệm vụ:
a) Phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng kế hoạch và tuyên truyền rộng rãi Nghị quyết số 20-NQ/TW và Nghị quyết số 139/NỌ-CP của Chính phủ.
b) Chủ động cung cấp thông tin; phối hợp với Đài truyền hình, Đài tiếng nói Việt Nam và các cơ quan thông tin đại chúng xây dựng các thông điệp, nội dung truyền thông về chủ trương chính sách của ngành, về nội dung của Nghị quyết.
c) Phối hợp với Tổng hội Y học Việt Nam, Hội Giáo dục và Chăm sóc sức khỏe cộng đồng và các cơ quan liên quan để xây dựng và đẩy mạnh công tác truyền thông, vận dộng nhân dân thực hiện lối sống lành mạnh, tăng cường rèn luyện thân thể, tập thể dục, thổ thao; nói không với ma túy; hạn chế tác hại của thuốc lá, rượu, bia, đồ uống có cồn, có ga; ăn chín, uống sôi; chế độ dinh dưỡng theo nhóm đối tượng để phòng, chống suy dinh dưỡng, béo phì, phòng, chống các bệnh về tim mạch, huyết áp, đái tháo đường…; ăn chín, uông sôi; 3 diệt đẻ giữ gìn vệ sinh môi trường sống, sử dụng nước sạch, nhà tắm, nhà tiêu hợp vệ sinh để phòng, chống bệnh, dịch; nâng cao sức khỏe người lao động, phòng, chống bệnh nghề nghiệp, phòng chống tai nạn thương tích, xây dựng cộng đồng an toàn; về lợi ích của tiêm chủng phòng bệnh, khám, sàng lọc sớm một số bệnh…
d) xây dựng mạng lưới truyền thông từ trung ương đến thôn, xóm, bán, làng; xây dựng các thông điệp, nội dung truyền thông phù hợp để người dân dễ nhớ, dễ hiểu, nâng cao nhận thức, thay đôi hành vi trong bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho bản thân, gia đình và xã hội.
11. Tăng cường hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế
11.1. Vụ Hợp tác quốc tế làm đầu mối, phối hợp với các vụ, cục, cơ quan liên quan triển khai các nhiệm vụ:
a) Tăng cường hợp tác và chủ động hội nhập, tranh thủ hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo và tài chính của các nước, các tổ chức quốc tế.
b) Phối hợp với Bộ Ngoại giao, chủ động đàm phán và thực hiện có hiệu quả các hiệp định hợp tác song phương và đa phương về y tế. Tích cực tham gia xây dựng các chính sách, giải quyết các vấn đề y tế khu vực và toàn cầu, nâng cao vai trò, vị thế quốc tế của y học Việt Nam.
c) xây dựng và triển khai các chương trình, đề án để tăng cường quảng bá, đưa y dược cổ truyền Việt Nam ra các nước trên thế giới.
d) Đề xuất các thủ tục, quy trình hài hòa với ASEAN và thế giới về các đề án hợp tác y tế. Tăng cường xây dựng và áp dụng các chuẩn mực y tế trong nước theo hướng cập nhật với thế giới và khu vực. Phấn đấu hoàn thành các mục tiêu phát triển bền vững cùa Liên hợp quốc về sức khoẻ; hoàn thành trước thời hạn một số mục tiêu.
II. 2. Thanh tra Bộ làm đầu mối tổng hợp, Cục Quản lý Dược, Cục Quản lý Y Dược cổ truyền, Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế theo chức năng, nhiệm vụ được phân công phối hợp với Bộ Công an và các cơ quan liên quan trong công tác phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực y dược.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Bí thư Ban cán sự, Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ đạo chung việc thực hiện Chương trình hành động của Bộ, chịu trách nhiệm trước Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ về những nội dung nhiệm vụ của Bộ được Đảng, Quốc hội, Chính phủ giao, bảo đảm thực hiện một cách kịp thời và hiệu quả những nội dung của Chương trình hành động.
Các đồng chí Thứ trưởng Bộ Y tế có trách nhiệm chỉ đạo các nội dung công việc theo lĩnh vực được Bộ trưởng phân công phụ trách.
2. Trên cơ sờ những nhiệm vụ, nội dung công việc chủ yếu trong Chương trình hành động này và Phụ lục kèm theo, căn cứ chức năng, nhiệm vụ đã được phân công, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ:
2.1. Khẩn trương xây dựng Kế hoạch chi tiết triển khai thực hiện. Tập trung chỉ đạo, điều hành quyết liệt, linh hoạt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp trong Chương trình đề ra, chịu trách nhiệm toàn diện trước Bộ trưởng Bộ Y tế về việc triển khai Chương trình hành động này theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
2.2. Tăng cường phối hợp triển khai thực hiện giữa các đơn vị thuộc Bộ, các Bộ ngành liên quan, Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đế thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ.
2.3. Thường xuyên kiểm tra, giám sát tiến độ và kết quả thực hiện Chương trình công tác đã đề ra, tổng hợp báo cáo định kỳ cho Lãnh đạo Bộ và gửi Bộ, ngành Trung ương theo yêu cầu.
2.4. Kiểm điểm, đánh giá tình hình thực hiện Chương trình hành động trong phạm vi chức năng nhiệm vụ được giao và đề xuất các giải pháp chỉ đạo điều hành của Bộ Y tế trong từng giai đoạn để tổng hợp và báo cáo Chính phủ theo quy định.
3. Trên cơ sở nội dụng công việc được giao của các đơn vị trong Bộ, Vụ Kế hoạch – Tài chính phối hợp với Văn phòng Bộ, Vụ Tổ chức cán bộ, tiến hành theo dõi, đôn đốc các đơn vị triển khai thực hiện Chương trình hành động này; tổng hợp báo cáo kiến nghị lãnh đạo Bộ các biện pháp cần thiết nhằm bảo đảm Chương trình được thực hiện hiệu quả.
4. Vụ Truyền thông và Thi đua khen thưởng chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị truyền thông phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức quán triệt, phổ biến Chương trình hành động, tăng cường thông tin, truyền thông vận động để người dân và cộng đồng hiểu, chủ động tham gia cùng ngành y tế triển khai thực hiện. Phối hợp với các
18
đơn vị liên quan xây dựng tiêu chí, đánh giá thi đua về kết quả thực hiện chương trình hành động trong từng năm.
5. Sở Y tế các tỉnh/Thành phố trực thuộc TW: Trên cơ sở kế hoạch hành động của ngành y tế triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW, Sở Y tế xây dựng kế hoạch hành động của Y tế địa phương và báo cáo UBND tỉnh phê duyệt, định kỳ báo cáo kết quả triển khai chương trình hành động cho UBND tỉnh và Bộ Y tế để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Phụ lục
Một số đề án, nhiệm vu triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW
(Kèm theo Chương trình hành động của Bộ Y tể tại Quyết định số’ỊỈỸ^/QD-BYTngày Ct thángJ năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
STT Nhiệm vụ Vu, Cuc chủ trì Cơ quan phối hợp Thời
gian
trình Cấp trình Kct quả đầu ra
I Các nhicm vu, đề án do Bô Y tế chủ trì
1. xây dựng Luật phòng bệnh và nâng cao sức khóc, thay thế Luật Bảo vệ sức khóc nhân dân, Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm. Cục Y tế dự phòng Vụ Pháp chế và các vụ, cục, cơ quan liên quan 2019-
2020 Quốc hội Luật
2. Rà soát, sửa dối bổ sung Luật an toàn thực phẩm, trong đó có các quy định việc kiểm soát an toàn thực phẩm dựa trên đánh giá nguy cơ, quản lý rủi ro, sản xuất kinh doanh theo chuỗi, truy xuất nguồn gốc. Cục An toàn thực phẩm Vụ Pháp chế và các vụ, cục, cơ quan liên quan 2019 Quốc hội Luật
3. xây dựng Chương trình Sức khỏe Việt Nam. Cục Y tc dự phòng Các vụ, cục, cơ quan liên quan 2018 Thủ tướng Chính phủ Quyết định
4. xây dựng Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2020- 2030, tầm nhìn đến năm 2040 (thay thế Quyết định số 122/QĐ-TTg ngày 10/01/2013). Vụ Kế hoạch – Tài chính Các vụ, cục, cơ quan liên quan 2019 Thủ tướng Chính phủ Quyết định
5. xây dựng Đề án giảm chênh lệch chỉ số sức khỏe giữa các vùng miền Vụ KTITC đầu mối tổng hợp Các vụ, cục và địa phương liên quan 2018 Thủ tướng Chính phủ Quyết định
6. xây dựng Đồ án Tổng điều tra Dinh dưỡng; Viện Dinh dưỡng, Cục Y tế dự phòng, các vụ, cục liên quan 2019 Bộ Y tế Quyết định

STT Nhiểm vu • •
7. Đánh giá Chicn lược quôc gia về Dinh dường giai doạn 201 1 – 2020; xây dựng Chiến lược Quốc gia về Dinh dường giai doạn 2020-2030 tầm nhìn đến năm 2040
8. xây dựng các quy dịnh vê dinh dưỡng hợp lý, bổ sung vi chất dinh dưỡng.
9. xây dựng Đề án Chăm sóc dinh dưỡng 1000 ngày đầu đời nhằm phòng chống suy dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em, nâng cao tầm vóc người Việt Nam.
10 xây dựng các khuyến nghị, phổ biến về chế độ dinh dưỡng, khẩu phần ăn phù hợp cho từng nhóm đối tượng, nguồn nguyên liệu, khẩu vị của người Việt.
11 xây dựng Đề án nâng cao hoạt động dinh dưỡng lâm sàng-tiết chế tại các cơ sở y tế
12 xây dựng Dự án Cải thiện An ninh dinh dưỡng, thực phẩm hộ gia dinh và dáp ứng dinh dưỡng trong trường hợp khẩn cấp
13 Ban hành hệ thống quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia về an toàn thực phẩm, sản phẩm hàng hóa thuộc phạm vi quản lý của bộ.

Vu, Cuc chủ trì Cơ quan phối hợp Thời
gian
trình Cấp trình Kết quả dầu ra
Cục Y tế dự phòng Viện Dinh dưỡng, các vụ, cục và cơ quan liên quan 2019 Thù tướng Chính phủ
Cục Y tế dự phòng Viện Dinh dưỡng, các vụ, cục, cơ quan liên quan 2018 Thủ tướng Chính phủ Quyết định
Vụ Sức khỏe bà mẹ – Trẻ em Các vụ, cục, Viện Dinh dưỡng và cơ quan liên quan 2018 Thủ tướng Chính phú Quyết định
Cục Y tế dự phòng Viện Dinh dưỡng, các vụ, cục và cơ quan liên quan 2018-
2020 BỘ Y tế Các văn bản quy định, hướng dẫn chuyên môn
Cục Quản lý khám, chữa bệnh Các vụ, cục, Viện Dinh dưỡng và cơ quan liên quan 2018 Bộ Y tế Quyết định
Cục Y tế dự phòng Các vụ, cục, Viện Dinh dưỡng và cơ quan liên quan 2018 ‘Phủ tướng Chính phủ Quyết định
Cục An toàn thực phẩm Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và các vụ, cục, cơ quan liên quan 2020 Các Bộ, Ngành liên quan Văn bản quy phạm pháp luật

STT Nhicni vu • •
14, xây dựng các đề án và truyền thông về cải thiện vệ sinh cá nhân, tăng cường tiếp cận với nước sạch và vệ sinh môi trường, chú trọng vệ sinh môi trường nông thôn.
15 xây dựng kế hoạch tăng cường năng lực ứng phó về mất an toàn, an ninh sinh học trong quản lý chất thải tại các cơ sở y tế.
16 xây dựng đồ án chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp.
17 xây dựng Kế hoạch thích ứng với biến đổi khí hậu của ngành y tế nhằm phòng ngừa, giảm thiểu các yếu tố nguy cơ của môi trường, biến đối khí hậu ảnh hưởng tới sức khỏe con người giai đoạn 2018-2025 và tầm nhìn đến năm 2030
18 Rà soát, sửa đổi bổ sung Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS).
19 ,
xây dựng Luật phòng, chông tác hại của rượu bia
20 xây dựng đề án an ninh y tế đến năm 2030, các cơ chế về dự trữ trang thiết bị, thuốc, vật tư, hóa chất cần thiết bảo đảm an ninh y tế Vu, Cuc chủ trì Cơ quan phối hợp Thời
gian trình Cấp trình Kết quả đầu ra
Cục Quản lý môi trường y tế Bộ Tài nguyên Môi trường, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, các vụ, cục, cơ quan liên quan 2018 Bộ Y tế Văn bản của Bộ Y tế
Cục Quản lý môi trường y tế Các vụ, cục, cơ quan liên quan 2020 Bộ Y tế Văn bản của Bộ Y tế
Cục Quản lý môi trường y tế Các vụ, cục, cơ quan liên quan 2019 Thủ tướng Chính phủ Quyết định
Cục Quản lý môi trường y tế Các vụ, cục, cơ quan liên quan 2018 BỘYtế Văn bản của Bộ Ytể
Cục Phòng, chổng HIV/AIDS Vụ Pháp chế và các cơ quan liên quan 2019 Quốc hội Luật
Vụ Pháp chc Các vụ, cục, liên quan 2018 Quốc hội Luật
Vụ Kc hoạch – Tài chính, Cục Y tế dự phòng Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Dầu tư, các vụ, cục, cơ quan liên quan 2019 Thủ tướng Chính phủ Quyết định

STT Nhiệm vu • •
21 Hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển y tế cơ sở, ứng dụng công nghệ thông tin dổ quản lý sức khỏe cá nhân, phòng chống và kiểm soát bệnh lây nhiễm, bệnh không lây nhiễm tại các trạm y tế xã, phường trên toàn quốc.
22, xây dựng Dự án tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế và đào tạo cán bộ cho y te vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.
23 Đe án Nghiên cứu, sản xuất vắc xin thế hộ mới, tích hợp nhiều loại trong một
24 xây dựng dề án đảm bảo nguồn cung ứng vắc xin cho tiêm chủng.
25 xây dựng đề án tăng cường công tác tiêm chủng, tăng số lượng vắc xin cho tiêm chủng
26 Rà soát, sửa đổi, bổ sung Luật khám bệnh, chữa bệnh, trong đó có quy định về thi, cấp chứng chỉ hành nghề, giấy phép hoạt động có thời hạn.
27 Rà soát, sửa đổi bố sung Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phân cơ thể người và hiến, lấy xác.Vu, Cuc chủ trì Cơ quan phối hợp Thời gian trình Cấp trình Kết quả đầu ra
Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Cục Công nghệ Thông tin Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các vụ, cục, cơ quan liên quan 2018 Thủ tướng Chính phủ Quyết định
Vụ Kế hoạch – Tài chính Các vụ, cục, cơ quan liên quan 2018 Thủ tướng Chính phủ Quyết định
Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo Cục Quản lý Dược, Cục Y tế dự phòng, Chương trình sản phẩm quốc gia, các vụ, cục liên quan 2019 Thủ tướng Chính phủ Quyết định
Cục Quản lý Dược Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các vụ, cục liên quan 2018 Thủ tướng Chính phủ Quyết định
Cục Y tế dự phòng Các vụ, cục, cơ quan liên quan 2020 Bộ Y tế Văn bản của Bộ Y tế
Cục Quản lý khám, chữa bệnh Vụ Pháp chế, các vụ, cục, cơ quan liên quan 2019 Quốc hội Luật
Vụ Pháp chế Cục Quản lý khám, chữa bệnh, các vụ, cục, liên quan 2020 Quốc hội Luật

STT Nhiệm vụ
28 xây dựng Đc án về tổ chức kiểm định, đánh giá độc lập chất lượng dịch vụ y tế
29 xây dựng đề án bảo đảm an ninh trật tự an toàn xà hội tại các cơ sở y te.
30 xây dựng cơ chế chính sách về Chăm sóc toàn diện người bệnh
31 xây dựng các quy định thực hiện bệnh án diện tử
32 xây dựng Thông tư hướng dẫn thực hiện quy định bệnh án điện tử
33 xây dựng đề án tăng cường chẩn đoán, điều trị từ xa, gắn với đào tạo (Telemedicine).
34 xây dựng đề án ứng dựng công nghệ thông tin phô biến tri thức trong phòng bệnh, chữa bệnh và nâng cao sức khỏe.
35 Đồ án ứng dựng trí tuệ nhân tạo trong y tê

Vu, Cuc chủ trì Co’ quan phối hợp Thòi
gian
trình Cấp trình Kết quả đầu ra
Cục Quản lý khám, chữa bệnh Các vụ, cục, cơ quan liên quan 2018 Thủ tướng Chính phủ Quyết định
Cục Quản lý khám, chữa bệnh Các vụ, cục, cơ quan liên quan 2018 Thú tướng Chính phủ Quyết dịnh
Cục Quản lý khám, chữa bệnh Các vụ, cục, cơ quan liên quan 2018-
2019 Thủ tướng Chính phủ Quyết dịnh
Cục Công nghệ ‘không tin Cục Quản lý khám, chữa bệnh, các vụ, cục, cơ quan licn quan 2018 Thủ tướng Chính phủ Quyết định
Cục Công nghệ ‘không tin Cục Quản lý khám, chữa bệnh, các vụ, cục, cơ quan liên quan 2018 Bộ Y tế ‘không tư
Cục Công nghệ ‘không tin Cục Quản lý khám, chữa bệnh, các vụ, cục, cơ quan liên quan 2019 Thủ tướng Chính phủ Quyết dinh
Cục Công nghệ ‘không tin Cục Quản lý khám, chùa bệnh, các vụ, cục, cơ quan liên quan 2019 Thủ tướng Chính phủ Quyết dịnh
Cục Công nghệ ‘không tin Cục Quản lý khám, chữa bệnh, các vụ, cục, cơ quan liên quan 2019 Bộ Y tề Quyết dịnh

STT ■
Nhỉcm vu • •
36 xây dựng quy dịnh về triển khai thống kê y tế diện tử, tin học hóa hoạt dộng của trạm y tế xã, từng bước hình thành trung tâm dữ liệu quốc gia về y tế
37 xây dưng quy định về dịch vụ công trực tuyến
38 xây dựng Luật Y, dược cổ truyền.
39 xây dựng Đề án thừa kế, bảo tồn và khai thác bền vững dược liệu tự nhiên; phát triển các bài thuốc, vị thuốc y học cồ truyền vả phương thức chẩn trị, điều trị không dùng thuốc.
40 xây dựng Đe án tăng cường y học cô truyên, kct hợp y học cổ truyền với y học hiện dại trong các cơ sở khám chữa bệnh.
41 xây dựng Luật Trang thiết bị y tế.
42 xây dựng Đề án phát triển công nghiệp thiết bị y tế sản xuất trong nước.
43 xây dựng đề án phát triển công nghiệp dược, nguyên liệu, dược liệu sản xuất trong nước.
44 xây dựng đề án quán lý và nhập khẩu; củng cố hộ thống phân phối thuốc; ứng dụng CNTT quản lý hệ thống bán buôn, bán lẻ trong cả nước

Vu, Cuc chủ trì Cơ quan phối hợp Thời gian trình Cấp trình Kết quả đầu ra
Cục Công nghệ Thông tin Vụ KHTC và các vụ, cục, cơ quan liên quan 2018 Bộ Y tế Quyết dịnh
Cục Công nghệ Thông tin Các vụ, cục, cơ quan liên quan 2019 Bộ Y tế ‘Thông tư
Cục Ọuản lý Y dược cố truyền Vụ Pháp chế, các vụ, cục, cơ quan liên quan 2020 Quốc hội Luật
Cục Quản lý Y dược cô truycn Cục Quản lý Dược, các vụ, cục, cơ quan liên quan 2018 Thủ tướng Chính phù Quyết định
Cục Quản lý Y dược cổ truyền Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Cục Quản lý Dược, các vụ, cục, cơ quan liên quan 2019 Thủ tướng Chính phủ Quyết dịnh
Vụ ‘Trang thiết bị và Công trình y tế Vụ Pháp chế, các vụ, cục, cơ quan liên quan 2020-
2021 Quốc hội Luật
Vụ ‘Trang thiết bị và CTYT Các vụ, cục, cơ quan liên quan 2019 Thủ tướng Chính phủ Quyết dịnh
Cục Quản lý Dược Các vụ, cục, cơ quan liên quan 2019 Thủ tướng Chính phu Quyết dịnh
Cục Quản lý Dược Cục Công nghệ ‘Thông tin và các vụ, cục, cơ quan licn quan 2018 ‘Thủ tướng Chính phủ Quyết dịnh

STT Nhiểm vu • •
45 xây dựng để án Thành lập hội dông y khoa quôc gia và tổ chức thí diem thi quốc gia để xct cấp chứng chi hành nghề có thời hạn.
46 xây dựng De án sắp xếp, phát triển một số cơ sở dào tạo thành Đại học Khoa học sức khỏe
47 xây dựng các chương trình, đề án ứng dựng khoa học công nghệ trong lĩnh vực y tế từ cuộc cách mạng 4.0
48 xây dựng Quy hoạch mạng lưới cơ sở y tc đcn năm 2030, định hướng đến năm 2040.
49 xây dựng Đe án thực hiện lộ trình chuyến bệnh viện trung ương, bệnh viện các Bộ, Ngành (trừ Bộ Quốc phòng, Bộ Công an) về dịa phương quản lý.
50 xây dựng để án săp xêp lại các đơn vị làm nhiệm vụ kiểm nghiệm, kiểm định để hình thành cơ quan kiểm soát dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm, trang thiết bị y tế.
51 xây dựng Đề án sắp xếp lại các đơn vị làm nhiệm vụ dự phòng tuyến trung ương thành các trung lâm kiểm soát dịch bệnh trung ương, vùng; hoàn thiện trung tâm kiểm soát dịch bệnh các tỉnh.

Vu, Cuc chủ trì Cơ quan phối hợp Thòi gian trình Cấp trình Kết quả đầu ra
Cục Khoa học Công nghệ và Dào tạo Cục Quản lý khám, chữa bệnh, các vụ, cục, cơ quan liên quan Quý
IV/2019 Thủ tướng Chính phủ Quyết dịnh
Cục Khoa học Công nghệ và Dào tạo Vụ Tổ chức cán bộ, các vụ, cục, cơ quan liên quan 2019 Thủ tướng Chính phủ Quyết dịnh
Cục Khoa học Công nghệ và Dào tạo Các vụ, cục, cơ quan liên quan 2019 Thủ tướng Chính phú Quyết dịnh
Vụ Kc hoạch – Tài chính Các vụ, cục, cơ quan licn quan 2018 Thủ tướng Chính phủ Quyct dịnh
Vụ Tổ chức cán bộ Bộ Nội vụ, Cục Quản lý khám, chữa bệnh, các vụ, cục, cơ quan licn quan 2019-
2020 Thủ tướng Chính phủ Quyết dịnh
Vụ Tổ chức cán bộ Cục Ọuản lý Dược, Cục Y tế dự phòng, Cục An toàn thực phấm, Vụ Trang thiết bị và CTYT và các vụ, cục licn quan 2020 Thủ tướng Chính phủ Quyết dinh
Cục Y tế dự phòng Vụ TỔ chức cán bộ, các vụ, cục, cơ quan licn quan 2020 Thủ tướng Chính phủ Quyết dịnh

STT Nhiểm vu • •
52. Rà soát, sửa đổi, bổ sung Luật Báo hiểm y tế.
53, xây dựng Đồ án cơ cẩu lại ngân sách nhà nước trong lĩnh vực y tế để sử dựng có hiệu quả các nguồn lực trong bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.
54 xây dựng Nghị định thay the nghị dịnh 85/2012/NĐ-CP ngày 15/10/2012 của Chính phủ về cơ che hoạt động, cơ chê tài chính dối với đơn vị sự nghiệp y tế.
55 Sửa đổi, bố sung chế độ phụ cấp ưu dãi theo nghe (thay the Nghị định 56/201 i/NĐ-CP)
56 Sửa đổi, bổ sung ché độ phụ cấp dặc thù và chế dộ phụ cấp chổng dịch
(thay thế Quyết dịnh số 73/2011/QĐ-TTg)
57 De án Nâng cao hiệu quả Quỹ hỗ trợ khám chữa bệnh cho người nghèo
58 xây dựng và ban hành cơ chê khuyên khích người có trình độ chuvên môn làm việc tại y tể cơ sở, các vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, biên giới, hải dào và trong các lĩnh vực y tế dự phòng, pháp y, tâm thần, lao, phong,…
59 xây dựng cơ chê bảo đảm tài chính và phân bô nt>ân sách nhà nước cho y te cơ sở và y tế dự phòng

Vu, Cuc chủ trì Co’ quan phối hợp Thòi
gian
trình Cấp trình Kct quá đầu ra
Vụ Bảo hiểm y tế Vụ Pháp chế, các vụ, cục, cơ quan liên quan 2019 Quốc hội Luật
Vụ Kế hoạch- Tài chính Các vụ, cục, cơ quan liên quan 2019 Chính phủ Nghị quyết
Vụ Kế hoạch- Tài chính Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, các vụ, cục, cơ quan liên quan 2018 Chính phủ Nghị định
Vụ Tổ chức cán bộ Các vụ, cục, cơ quan liên quan 2019 Chính phủ Nghị định
Vụ Kế hoạch- Tài chính Các vụ, cục, cơ quan licn quan 2019 Chính phủ Nghị dịnh
Vụ Kổ hoạch- Tài chính Các vụ, cục, cơ quan liên quan 2018 Thủ tướng Chính phủ Quyet định
Vụ Tổ chức cán bộ Các vụ, cục, cơ quan liên quan 2018 ‘Thú tướng Chính phủ Quyêt dịnh
Vụ Kc hoạch- lài chính Các vụ, cục, cơ quan licn quan 2018 – 2019 ửy ban ‘Thường vụ QII Quyết dịnh

STT Nhiệm vụ
60 Hoàn thiện Dự thảo Nghị dịnh quân dân y kết hợp
61 xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở y tế, cơ sở chăm sóc người cao tuổi hoạt động không vì lợi nhuận.
62 xây dựng Thông tư hướng dẫn cơ chc quản lý tài chính dổi với Trung tâm Y tê huyện da chức năng
I Đc án do Bộ Nôi vu chủ trì
1. xây dựng dề án cải cách chính sách tiền lương dối với cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao dộng trong các doanh nghiệp, trong dó có chế độ tiền lương cua vicn chức y té (quy dịnh bậc lương khởi điểm vicn chức y tế phù hợp với thời gian đào tạo).
II Đc án do Bô Văn hóa, Thể thao và Du lích chủ trì
1. Sửa đổi, bồ sung các quy dịnh hiện hành, ban hành các cơ chế chính sách tạo diêu kiện cho người dân tham gia phong trào ròn luyện thân thổ; Phát huy hiệu quá quản lý, khai thác và sử dựng các thiết chê thể dục thổ thao.
2. xây dựng dề án đấy mạnh truyền thông, tuycn truyền vận dộng, nếp sống văn minh, nối sống lành

Vụ, Cục chú trì Co1 quan phối hợp Thời
gian
trình Cấp trình Kct quả đầu ra
Vụ Kế hoạch- Tài chính Các vụ, cục, cơ quan liên quan 2018 Chính phủ Nghị dịnh
Vụ Kế hoạch- Tài chính Các vụ, cục, cơ quan liên quan 2019-
2020 Chính phủ Nghị dịnh
Vụ Kế hoạch- Tài chính Các vụ, cục, cơ quan licn quan 2018 Bộ Y tế Thông tư

Vụ Tổ chức cán bộ đầu mối iham gia, góp ý Vụ Kế hoạch-Tài chính và các vụ, cục liên quan 2019 Chính phủ Nghị định

Cục Y tế dự phòng Cục Khoa học Công nghẹ và Dào tạo, các vụ, cục, cơ quan liên quan 2018 Cơ quan có thâm quyền Các văn bán góp ý phù hợp
Vụ Truyền thông thi dua Các vụ, cục, Tổng hội Y học VN, Hội Giáo 2018 Cơ quan Các văn bản

STT Nhiệm vụ
mạnh, xóa bỏ tập tục lạc hậu ảnh hưởng đến sức khỏe.
III Bô Ciáo duc và Đào tao chủ trì • • •
1. Rà soát, sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục, Luật Giáo dục dại học.
2. xây dựng Đc án dối mới căn bản giáo dục thể chất, tâm lý, tăng số môn tập luyện tự chọn trong nhà trường, kết hợp với lập luyện ngoài nhà trường, vận động the lực nâng cao tầm vóc và thổ trạng con người Việt Nam
3. xây dựng và triển khai dề án y tế trường học gắn với y tế cơ sờ, bảo dảm chăm sóc sức khóe cho trỏ em trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác, giáo dục và phát triển toàn diện trẻ em trong hộ thống giáo dục, phòng chống tai nạn, thương tích trẻ em trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác.
IV Bộ Lao động, Thurơng binh và xã hội chu trì
1 xây dựng các đề án về phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống duối nước, bảo vệ chăm sóc tre em

Vu, Cuc chủ trì Co’ quan phối hợp Thòi
gian
trình Cấp trình Kct quả đầu ra
và Khen thưởng dục, chăm sóc sức khỏe cộng dồng và các cơ quan liên quan có thấm quyền phù hợp

Cục Khoa học Công nghệ và Dào tạo Các vụ, cục, cơ quan liên quan 2018 Quốc hội Luật
Cục Quản lý môi trường y tế Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo, các vụ, cục, cơ quan liên quan 2019 Thủ tướng Chính phủ Quyết dinh
Cục Quản lý môi trường y
tế; Cục Y tế dự phòng, Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo, các vụ, cục, cơ quan liên quan 2018 Thủ tướng Chính phủ Quyết dinh

Cục Quản lý môi trường y tế Các vụ, cục, cơ quan liên quan 2019 Thủ tướng Chính phủ Quyết dịnh

STT Nhiểm vu • ■
V Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1 xây dựng đề án tuyên truyền, vận dộng dế người dân thực hiện tốt việc vệ sinh môi trường nông thôn.
2 xây dựng đề án bảo dảm nước sạch, nhà ticu hợp vệ sinh cho khu vực nông thôn
VI Bộ xây dựng
1 xây dựng đề án bảo đảm nước sạch khu vực thành thị, khu dân cư tập trung. Vu, Cuc chủ trì Cơ quan phối hợp Thời gian trình Cấp trình Kết quả đầu ra Cục Quản lý môi trường y tế Các vụ, cục, cơ quan liên quan 2019 Thủ tướng Chính phủ Quyết định
Cục Quản lý môi trường y tế Các vụ, cục, cơ quan liên quan 2019 Thủ tướng Chính phủ Quyết định

Cục Quản lý môi trường y tế Các vụ, cục liên quan 2019 Thủ tướng Chính phủ Quyết định

DOWNLOAD VĂN BẢN GỐC TẠI ĐÂY 1624_QĐ_BYT_2018_VNRAS

COPY VUI LÒNG GHI NGUỒN VNRAS.COM

LEAVE A REPLY
Please enter your comment!