Công văn 11367/BTC-TCHQ ngày 18 tháng 9 năm 2018 về việc thúc đẩy triển khai Cơ chế một cửa quốc gia và KTCN

631
Công văn 11367/BTC-TCHQ
Công văn 11367/BTC-TCHQ
5/5 - (1 bình chọn)

Công văn 11367/BTC-TCHQ ngày 18 tháng 9 năm 2018 về việc thúc đẩy triển khai Cơ chế một cửa quốc gia và KTCN

Trên cơ sở Kế hoạch đăng ký của Bộ Y tế và đã được Bộ Tài chính đưa vào dự thảo Kế hoạch hành động thúc đẩy Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN, cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành (KTCN) đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và tạo thuận lợi thương mại giai đoạn 2018 – 2020 trình Thủ tướng Chính phủ ngàỵ 13/08/2018, đồng thời qua rà soát, Bộ Tài chính nhận thấy việc triển khai một số thủ tục thông qua Cơ chế một cửa quốc gia và kiểm tra chuyên ngành của Bộ Y tế có nguy cơ bị chậm, sẽ không có tính khả thi hoàn thành trong năm 2018 theo kế hoạch nếu như không quyết liệt triển khai các giải pháp. Cụ thể như sau:

I. Các nội dung cần triển khai trong năm 2018 của Bộ Y tế
1. Về triển khai Cơ chế một cửa quốc gia

Trong năm 2018 của Bộ Y tế đăng ký triển khai 23 thủ tục hành chính trên Cơ chế một cửa quốc gia, Trong thời gian vừa qua- cơ quan chủ trì của Bộ Y tế mới chỉ phối hợp với Cơ quan thường trực (Tổng cục Hải quan) thực hiện công tác chuẩn bị triển khai cho 01 thủ tục (thủ tục công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với trang thiết bị y tế thuộc loại A) gồm: Thống nhất tài liệu yêu cầu nghiệp vụ và đã xâỵ dựng hệ thống để thực hiện-kiểm thử kết nối giữa cổng thông tin một cửa quốc gia và hệ thống của Bộ Y tế. Tuy nhiên, hiện tại Bộ Y tế đã điều chinh và chưa thống nhất được yêu cầu nghiệp vụ đối với thủ tục này.
Bên cạnh đó, đến thời điểm hiện tại, còn 22 thủ tục hành chính của Bộ Y tế đăng ký triển khai trong năm 2018 chưa được các đơn vị chủ trì làm việc với Cơ quan thường trực (Tổng cục Hải quan) để xây dựng quy trình, tài liệu nghiệp vụ, thiết kế hệ thống và các nội dung liên quan khác để triển khai các thủ tục hành chính, cụ thể gồm:
– Cấp giấy phép xuất khẩu thuốc phải kiểm soát đặc biệt đã được cấp phép nhập khẩu để phục vụ hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo nhưng không sử dụng hết (do Cục Quản lý Dược chủ trì).
– Cấp giấy phép xuất khẩu thuốc phải kiểm soát đặc biệt để tham gia trưng bày tại triển lãm, hội chợ (do Cục Quản lý Dược chủ trì).
– Cấp giấy phép xuất khẩu-thuốc phóng xạ, thuốc độc, nguyên liệu độc làm thuốc, thuốc và dược chất trong danh mục thuốc, dược chất thuộc danh mục chất bị cấm sử dụng trong một số ngành, lĩnh vực cho mục đích thử lâm sàng, thử 
tương đương sinh học, đánh giá sinh khả dụng, làm mẫu kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, làm mẫu đăng ký (do Cục Quản lý Dược chủ trì).
Cấp giấy phép xuất khẩu thuốc phóng xạ; thuốc và dược chất trong danh mục thuốc, dược chất thuộc danh mục chất bị cấm sử dụng trong một số ngành, lĩnh vực; thuốc độc; nguyên liệu độc làm thuốc (do Cục Quản lý Dược chủ trì).
– Cấp giấy phép xuất khẩu thuốc phải kiểm soát đặc biệt để viện trợ, viện trợ nhân đạo (do Cục Quản lý Dược chủ trì).
– Cấp giấy phép nhập khẩu thuốc phải kiểm soát đặc biệt có giấy đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam (do Cục Quản lý Dược chủ trì).
– Cấp giấy phép nhập khẩu thuốc dùng cho mục đích thử lâm sàng, thử tương đương sinh học, đánh giá sinh khả dụng tại Việt Nam, làm mẫu kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học (do Cục Quản lý Dược chủ trì).
– Cấp giấy phép nhập khẩu nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt (do Cục Quản lý Dược chủ trì).
– Cấp giấy phép nhập khẩu dược chất, bán thành phẩm thuốc, dược liệu, bán thành phẩm dược liệu để làm mẫu kiểm nghiệm, nghiên cứu thuốc,trừ nguyên liệu phải kiểm soát đặc biệt (do Cục Quản lý Dược chủ trì).
– Cấp giấy phép nhập khẩu dược chất, bán thành phẩm thuốc, dược liệu, bán thành phẩm dược liệu để sản xuất thuốc xuất khẩu, trừ nguyên liệu phải kiểm soát đặc biệt (do Cục Quản lý Dược chủ trì).
– Cấp giấy phép nhập khẩu dược chất, bán thành phẩm thuốc, dược liệu, bán thành phẩm dược liệu để sản xuất thuốc đáp ứng nhu cầu quốc phòng, an ninh, đáp ứng nhu cầu phòng, chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, trừ nguyên liệu phải kiểm soát đặc biệt (do Cục Quản lý Dược chủ trì).
– Cấp giấy phép nhập khẩu tá dược, vỏ nang, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc, chất chuẩn (do Cục Quản lý Dược chủ trì).
– Cấp giấy phép nhập khẩu dược liệu không sử dụng làm mẫu kiểm nghiệm, nghiên cứu thuốc, tham gia trưng bàỵ tại triển lãm, hội chợ, sản xuất thuốc xuất khẩu, sản xuất thuốc phục vụ yêu cầu quốc phòng, an ninh, phòng, chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa (do Cục Quản lý Dược chủ trì).
– Kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu theo phương thức kiểm tra thông thường (do Cục An toàn thực phẩm chủ trì).
– Kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu theo phương thức kiểm tra chặt (do Cục An toàn thực phẩm chủ trì).
– Cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với trang thiết bị y tế đã có số lưu hành (do Vụ Trang thiết bị và công trình y tế chủ trì).
– Cấp mới số lưu hành đối với trang thiết bị y tế chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng (do Vụ Trang thiết bị và công trình y tế chù trì).
– Gia hạn số lưu hành trang thiết bị y tế (do Vụ Trang thiết bị và công trình y tế chủ trì).
– Cấp giấy phép nhập khẩu chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong 
lĩnh vực gia dụng và y tế nhập khẩu để nghiên cứu (do Cục Quản lý môi trường y tế chủ trì).
– Cấp giấy phép nhập khẩu chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế nhập khâu phục vụ mục đích viện trợ (do Cục Quản lý môi trường y tế chủ trì).
– Cấp giấy phép nhập khẩu chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tê nhập khẩu là quà biếu, cho, tặng (do Cục Quản lý môi trường y tế chủ trì).
– Cấp giấy phép nhập khẩu chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế do trên thị trường không có sản phẩm và phương pháp sử dụng phù hợp (do Cục Quản lý môi trường y tế chủ trì).
Theo đó, nếu cơ quan chủ trì của Bộ Y tế không tích cực và khẩn trương phối hợp với Cơ quan thường trực (Tổng cục Hải quan) triển khai các hoạt động phục vụ kết nối và triển khai các thủ tục nêu trên thì khó có tính khả thi hoàn thành ương năm 2018 theo kế hoạch.

DOWNLOAD VĂN BẢN GỐC DƯỚI ĐÂY

11367_BTC_TCHQ_2018_VNRAS

COPY VUI LÒNG GHI NGUỒN VNRAS.COM

Ngày viết:
Vietnam Regulatory Affairs Society. Join us, VNRAS, feel free to contact. We'll provide you all information and regulatory affairs update related to products covered by the Ministry of Health of Vietnam (drug, vaccine, biological, pharmaceutical raw material, excipient, capsule, traditional medicine, herbal medicine, medical equipment, invitro diagnostic medical devices, cosmetic, food supplements, chemical and preparation for medical and household use).
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!