Cây Vông Vang (Cây Bông Vang) – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

501
Cây Vông Vang
Cây Vông Vang
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Vông Vang trang 565 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là bông vang, ambrette, ketmie musquée.

Tên khoa học Hibiscus abelmoschus L. (Abelmoschus moschatus Moench.).

Thuộc họ Bông Malvaceae.

Mô tả cây

Vông vang là một cây thân cỏ cao khoảng 1m, phía gốc hơi thành gỗ và thân hơi có lông. Lá hình tim, có cạnh hoặc chia thùy khá sâu cả hai mặt đều phủ nhiều lòng. 5 thuỷ hình ba cạnh, mép có răng cưa, trên có 3-5 gần chính. Hoa màu vàng, mọc đơn độc ở nách lá phía trên, cuống hoa phủ lỏng và phía sát hoa hơi phình lên. Quả thuôn trên phủ đầy lông trắng nhạt, chiều dài quả 4-5cm, với 5 cạnh, phía trong cũng phủ lông, chứa nhiều hạt hình thận, dẹt, dài 3- 44mm, rộng 1-2mm, trên mặt có những đường nhãn đồng tâm xung quanh rốn hạt.

Cây Vông Vang
Cây Vông Vang

Phân bố, thu hái và chế biến

Mọc hoang khắp nơi ở những ruộng và những vùng mới vỡ hoang, trên những đồng cỏ. Có nơi trống lấy hạt và rễ dùng trong công nghiệp nước

hoa hoặc làm thuốc. Còn thấy ở Ấn Độ, Malaixia, Trung Quốc, Philipin.

Chủ yếu người ta dùng hạt làm thuốc hay để chế tinh dầu dùng trong nước hoa. Chất nhầy trong rễ được dùng làm chất dính trong nghề giấy hay làm tinh bột.

Thành phần hoá học

Hạt chứa dầu mùi xạ hương cho nên trên thị trường thường có tên hạt xạ (graine d’ambrette). Tinh dầu đặc ở nhiệt độ thường, màu vàng nhạt, mùi thơm của xạ, thành phần chủ yếu của tỉnh đầu là chất panmitin, farnesola và ambretolite C16H28O2. Khi loại axit panmitic ta sẽ được một tinh dầu lỏng, được hãng Schimmel đưa vào thị trường từ năm 1902, tính dầu này mạnh hơn tinh dầu thiên nhiên gấp 6 lần và với 5 hay 6 thể tích cồn 80o cho một dung dịch trong. Thường người ta chiết tinh dầu vông vang bằng dung môi, là một loại tinh dầu cao cấp có tác dụng làm dậy mùi và bền mùi, giá rất đắt. Rễ có chứa chất nhầy như rễ sâm bố chính.

Công dụng và liều dùng

Hạt được dùng trong công nghiệp tinh dầu. Nơi sản xuất chủ yếu trên thế giới là đồng Ấn Độ và đảo Mactinic. Tại Ấn Độ và Malaixia người ta dùng cho vào quần áo chống nhậy.

Về y dược, hạt vông vang được dùng làm thuốc trấn kinh, chữa di tinh và thông tiểu. Ngày dùng 4 đến 6g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bột. Còn dùng chữa rắn cắn (xem vị bông báo)

Rễ do chất nhầy được dùng để hổ giấy, hoặc chế tinh bột. Có khi được dùng làm thuốc bổ, thuốc mát thay sâm bố chính.

Đơn thuốc có hạt vông vang

Chữa rắn cắn:

Lấy 50 hạt hoặc nhiều ít tùy theo nặng nhẹ, khi bị rắn cắn nhai nhỏ nuốt nước. Bã đắp lên vết rắn cắn (Y học thực hành, 9/1961: 22).

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.

1 COMMENT

  1. Hình trên là cây đậu bắp mà cũng đưa vào thành vông vang, đến chịu tác giả

LEAVE A REPLY
Please enter your comment!