Cây Vàng Đằng (Vàng Đắng) – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

396
Cây Vàng Đằng (Vàng Đắng
Cây Vàng Đằng (Vàng Đắng
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Hoàng Liên Gai trang 195, tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là Dây Đằng Giang, Hoàng Đằng. Hoàng Đằng lá trắng, dây khai, vàng đắng

Tên khoa học Coscinium usitatum Pierre. 

Thuộc họ Tiết dê Menispermaceae.

Mô tả cây

Vàng đằng là một cây leo to, có phân nhánh, mọc bò trên mặt đất hoặc leo lên những cây gỗ cao. Thân hình trụ, đường kính 5-10cm. Thân non màu trắng bạc, thân già màu ngà, xù xì, có vết tích của lá rụng. Cắt ngang thân có hình bánh xe với những tia tủy như nan hoa bánh xe, màu vàng, giữa có vòng lõi tủy xốp. Lá mọc so le, mặt trên xanh, mặt dưới màu trắng nhạt, dài 15- 30cm, rộng 10-20cm, có 5 gân (3 gần nổi rõ). Mặt dưới có phủ lông tơ. Hoa màu trắng phớt tím, mọc thành xim ở kẽ lá. Cuống hoa rất ngắn. Rễ hình trụ, đầu thuôn hình nón, mặt ngoài màu trắng nhạt, mặt trong màu vàng, cắt ngang có hình bánh xe với những tia tùy hình nan hoa. Vị đắng

Cây Vàng Đằng (Vàng Đắng
Cây Vàng Đằng (Vàng Đắng

Phân bố, thu hái và chế biến

Mọc hoang dại rất phổ biến ở vùng rừng núi miền đông Nam bộ, nam Trung bộ, Tây nguyên. Còn thấy mọc nhiều ở trung và hạ Lào, Campuchia. Trữ lượng khá nhiều. Người ta dùng thân và rễ, thu hái gần như quanh năm. Hải về thái mỏng phơi hay sấy khô. Không phải chế biến gì khác.

Thành phần hóa học

Trong vàng đẳng có nhiều ancaloit dẫn xuất của izoquinolein, chủ yếu là berberin. Tỷ lệ becberin chiếm từ 1,5 đến 2-3 % (Nguyễn Liêm và cộng sự, 1975).

Công dụng và liều dùng

Nhân dân những vùng có cây vàng đằng mọc hoang dại thường dùng thân và rễ cây này để nhuộm màu vàng và dùng làm thuốc như vị hoàng đằng làm thuốc chữa sốt, sốt rét, lỵ, đau mắt. Dùng dưới hình thức thuốc bột hay thuốc viên.

Ngày uống 4-6g.

Có thể dùng làm nguyên liệu chiết berberin. 

Berberin clorua có thể dùng chữa sốt, sốt rét, lỵ, đau mắt. Dùng trong: Ngày uống 0,02g đến 0,20g dưới dạng thuốc viên. Người ta còn dùng chữa bệnh về gan, mật: Vàng da, ăn uống khó tiêu.

Dùng ngoài: Chế thuốc đau mắt dưới dạng dung dịch 0,5% đến 1%.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!