Cây Tỳ Giải (Cây Xuyên Tỳ Giải) – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

360
Tỳ giải
Tỳ giải
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Tỳ Giải trang 517-519 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là xuyên tỳ giải, tất giã, phấn tỳ giải.

Tên khoa học Dioscorea tokoro Makino.

Thuộc họ Củ nâu Dioscoreaceae.

Tỳ giải (Rhizoma Dioscoreae) là thân rễ phơi phình hay sấy khô của cây tỳ giải.

Mô tả cây

Tỳ giải là một loại cây leo, sống lâu, có rễ thành củ to, mặt ngoài màu vàng nâu, trong có màu trắng vàng, chất cứng, vị đắng Thần nhỏ, gãy. Lá mọc so le, hình trái tim, cuống lá dài, đầu nhọn, có 7 đến 9 hoặc 11 gần lớn. Lá kèm biến thành tua cuốn. Hoa đơn tính, khác gốc, màu xanh nhạt, mọc thành bông. Quả nhỏ, có đĩa như cánh. Ra hoa vào mùa hạ và thu.

Tỳ giải
Tỳ giải

Phân bố, thu hái và chế biến

Hiện nay chưa thấy ở Việt Nam, tuy nhiên tạ vẫn khai thác với tên tỷ giải một số cây thuộc họ Hành (Alliaceae) và họ Củ nâu (Dioscoreaceae) nhưng chưa xác định tên khoa học chắc chắn. Tỳ giải ta khai thác được dùng trong nước và xuất khẩu. Cây Dioscorea tokoro mọc ở các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Văn Nam v. v… là những tỉnh Trung Quốc giáp giới miền Bắc nước ta.

Tỳ giải khai thác quanh năm, nhưng tốt nhất vào mùa thu đông. Đào củ về, rửa sạch đất, phơi khô có khi thái thành từng miếng mỏng rồi mới phơi cho chóng khô.

Thành phần hoá học

Theo Nhật Bản được học tạp chí 1936, 56: 802 trong tỳ giải có hai chất saponozit là dioxin (dioscin) và dioscorea sapotoxin.

Dioxin là một chất có tinh thể, độ chày 288°C, không tan trong nước, tan trong cồn, cồn metylic, hơi tan trong axeton. Thủy phân, đioxin sẽ cho diosgenin C27H42O3 và đường ramnoza.

Dioscorea sapotoxin có độ chảy 220°C. Thủy phân sẽ cho một phân tử diosgenin và một phân tử glucoza.

Diosgenin cũng có tinh thể, độ chảy 204- 207°C, αD25° =-129° (C=1,4 CHCl3,) tan trong các dung môi hữu cơ thông thường và trong axit axetic, có thể cho tủa như digitalin.

Ngoài ra, diosgenin kết hợp với một phân tử glucoza thì sẽ cho trilin C33H52O8 khi kết hợp với 2 phân tử glucoza thì sẽ cho trilarin C39H64O13 vốn có trong cây Trillium erectum.

Diosgenin là một saponin sterolic.

Công dụng và liều dùng

Theo tài liệu cổ, tỳ giải vị đắng, tính bình, vào 2 kinh can và vị. Có tác dụng khử phong thấp, phần thanh khử trọc. Dùng chữa bạch trọc, lưng, gối tê đau, mụn nhọt.

Trong nhân dân, tỷ giải được dùng làm thuốc lợi tiểu tiện, uống vào có tác dụng tiêu độc, chữa mụn nhọt, đau gân cốt, lưng gối đau mỏi, nước tiểu có phản ứng axit.

Ngày dùng 12 đến 18g dưới dạng thuốc sắc.

Còn dùng để duốc cá, tán nhỏ, thả xuống nước, cá ăn phải sẽ nổi lên mặt nước.

Hiện nay tỳ giải còn là nguồn nguyên liệu được nhiều nước dùng chiết saponin sterolic, nguyên liệu trung gian chế hocmon và coctizon.

Đơn thuốc có tỳ giải dùng trong nhân dân

Chữa tiểu tiện đục mãn tính

Tỳ giải, thạch xương bổ, ích trí nhân, ô dược, sinh cam thảo. Các vị bằng nhau, muối ăn 1g, nước 600ml. Sắc còn 200ml chia 3 lần uống trước khi ăn; uống nóng chữa bệnh tiểu tiện đục, lâu không hết, mãn tính (đơn thuốc trích trong Hòa tễ cục phương)

Chú thích:

Ngoài tên Dioscorea tokoro ra, có tác giả lại xác định tỳ giải là Dioscorea sativa L. (Diệp Quyết Tuyền). Vậy cần chú ý xác định lại.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!