Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi
Tử Uyển trang 755-757 tải bản PDF tại đây.
Còn gọi là thanh uyển, dã ngưu bàng.
Tên khoa học Aster tataricus L.
Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae).
Tử uyển (Radix Asteris) lá rễ và thân phơi hay sấy khô của cây tử uyển. Từ là tía, uyển là mềm, vì tử uyển là một vị thuốc có màu tím lại mem.
Mô tả cây
Loại cỏ sống lâu năm, cao 1-1,5m, thân và rễ ngắn, mang nhiều rễ con. Thân mọc thẳng đứng, trên có nhiều cành, thân và cành có nhiều lông ngắn, phía gốc có lá mọc vòng. Khi cây ra hoa thì những lá này héo đi. Lá hình mác dài 20- 40cm, rộng 6-12cm, đầu tù, phía cuống hẹp lại, cuống dài có dìa, mép có răng cưa, 2 mặt lá đều mang lồng. Trên thần có lá mọc so le, hẹp gần như không cuống, dài 18-35cm, rộng 2,5-3,5cm có cuống dài. Hoa thìa lìa mọc xung quanh có màu tía tím nhạt, hoa ống ở giữa có màu vàng. Quả khô, hơi dẹt có lông trắng.
Cây tử uyển ở Việt Nam khai thác được xác định là Aster trinervus Roxb. (theo A. Pételot).
Tử uyển ở Việt Nam là một loài cỏ cao 0,3- 1,6m, mọc thẳng đứng, trên ngọn phân nhánh, thân có lông ngắn, lá hình bầu dục thuôn dài, hẹp lại ở phía cuống, mép có răng cưa: Lá dài 3- 7cm, rộng 5-25mm. Hoa hình đầu, tím nhạt ở xung quanh, vàng ở giữa, mọc đơn độc hoặc tụ từng 3-5 hoa thành ngù ở đầu cành. Quả bé, dài 2,5mm, có lông, mép có dìa màu vàng nhạt.
Phân bố, thu hái và chế biến
Chỉ mới thấy mọc ở miền Bắc Việt Nam: Cao Bằng, Lạng Sơn, ít thấy ở miền trung. Nhưng chưa hoặc ít được khai thác. Có mọc ở Lào.
Phần nhiều vị từ uyển của ta vẫn phải nhập. Ta nên chú ý phát hiện lại để khai thác.
Có mọc ở Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Triều Tiên.
Nếu là tử uyển trồng thì vào mùa thu năm thứ nhất hay mùa xuân năm thứ hai, đào lấy rễ, cần chú ý kẻo đứt rễ con. Muốn vậy khi đào phải tưới nước, sau khi đào rửa sạch đất cát, tết những rễ nhỏ thành từng búi như búi tóc phơi hay sấy khổ là được.
Thành phần hoá học
Trong từ uyển Aster tataricus, người ta đã chiết suất ra được chất asterasponin C,H,O Khi thuỷ phân sẽ cho aster sapogenin C,H,O. arabinoza. Ngoài ra còn chứa chất xéton là shionon C.HgO và một chất flavonozit gọi là quexetin.
Tác dụng dược lý
1. Uống astersaponin có tác dụng trừ đờm. Quexetin có tác dụng lợi niệu (Tăng Quảng Phương 1936, Trung Hoa y học tạp chí).
2. Hoàng Khánh Chương (1954, Trung Hoa y học tạp chí) đã báo cáo: Dùng dung dịch iốt tiêm vào sườn mèo để gây ho, rồi dùng nước sắc tử uyển 50% cho mèo uống với liều 1g/1kg thể trọng không thấy có tác dụng trị ho rõ rệt.
3. Cao ứng Dầu và Trương Sán (1956, Trung Hoa y học tạp chí) tiếp tục nghiên cứu, dùng nước sắc từ uyển 25% trên thỏ gây mê bằng urêtan đã chứng minh được tử uyển có tác dụng trừ đờm, tác dụng này duy trì trên 4 giờ đối với con vật.
4. Astersaponin có tính chất phá huyết rất cao, Pha loãng 50.000 lần vẫn còn tác dụng phá huyết.
Công dụng và liều dùng
Chữa họ nhiều đờm, viêm khí quản cấp tính hoặc mãn tính. Thường dùng phối hợp với nhiều vị thuốc khác.
Ngày dùng 6-12g dưới dạng thuốc sắc hoặc thuốc viên.
Còn dùng làm thuốc thông tiểu tiện, chữa tiểu tiện ra huyết.
Trong tài liệu cổ: Tử uyển vị đắng, ngọt, tính hoá đờm, hạ khí, chỉ họ, thông điều thuỷ đạo. ổn, không độc, vào kinh phế. Tác dụng ổn phế, hóa đờm, hạ khí, chỉ ho, thông điều thủy đạo. Dùng chữa ho, khí xuyễn, họ ra máu mủ, tiểu tiện đỏ. Phàm âm hư, phổi ráo, có thực nhiệt không được dùng.
Đơn thuốc có tử uyển
Chữa trẻ con họ không ra tiếng:
Tử uyển và hạnh nhân hai vị bằng nhau, tán nhỏ, viền với mật bằng hạt ngô. Ngày uống 3-4 viên, chia làm nhiều lần uống.
Đơn thuốc chữa ho gà ở Cao Bằng (đã được Xí nghiệp dược phẩm I sản xuất):
Bách bộ 0,05g, lá tía tô 0,025g, trần bì 0,05g, tử uyển 0,025g, cát căn 0,025g, cồn cà độc dược 0,015g. Tất cả trộn đều làm thành viên. Dưới 1 tuổi ngày uống 1 viên, chia làm 2 lần uống. Từ 1-13 tuổi mỗi tuổi ngày 1 viên, chia làm 2-3 lần uống trong ngày.
13 tuổi trở lên và người lớn: Ngày uống 13-20 viên chia làm 2-3 lần uống.
Đơn thuốc chữa viêm khí quản mãn tính (ho lâu ngày):
Tử uyển 10g, khoản đồng hoa 10g, bởi mẫu 10g, cam thảo 3g, cát cánh 7g, hạnh nhân 10g. nước 600ml sắc còn 200ml. Chia làm 3 lần uống trong ngày (Đơn thuốc của Diệp Quyết Tuyến).