Cây Tràm và Tinh Dầu Tràm – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

390
Cây Tràm và Tinh Dầu Tràm
Cây Tràm và Tinh Dầu Tràm
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Tràm và Tinh dầu Tràm trang 757-759 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là cây chè cay, chè đồng, smach chanlos, -smach tachah (Campuchia), cajeputier (Pháp).

Tên khoa học Melaleuca leucadendra L. Thuộc họ Sim Myrtaceae.

Cây tràm cho ta những vị thuốc sau đây:

1. Cành non mang lá tươi hay phơi khô.

2. Tinh dầu trầm thường gọi là tinh dầu khuynh diệp.

3. Tinh dầu tràm tinh chế.

Mô tả cây

Tràm là một cây nếu để phát triển tự nhiên có thể cao tới 4-5m, nhưng đều bị cắt xén thường xuyên chỉ còn là những cây bụi chừng 40-50cm. Trên thân cây to lớp vỏ bong ra thành từng mảng to dài. Lá mọc so le, cuống màu xanh vàng nhạt, phiến lá hình mác, trên có những gân chạy dọc theo gần chính, lúc đầu mỏng và mềm, về sau thành dày, cứng và dòn; thường dài 4-8cm, rộng 10-20mm. Vì lá thường được nhân dân một số vùng (Vĩnh Phúc, Phú Thọ) nấu uống thay chè lại mọc hoang ngoài đồng cho nên có tên chè đồng, vị nước uống hơi cay cho nên còn có tên chè cay. Hoa nhỏ màu trắng vàng nhạt, không cuống, mọc thành bóng ở đầu cành, nhưng sau từ đầu bồng hoa, cành lại mọc dài thêm và mang lá thành ra bông hoa nằm giữa cành lá trồng rất đặc biệt. Quả nang rất cứng, 3 ngăn, hình tròn, đường kính 13mm, cụt ở đỉnh, đài cứng tồn tại ôm sâu vào quả. Hạt hình trứng, dài chừng 1mm.

Tên cajeput do chữ Malaixia của tên cây cajuputi hay kaiputi có nghĩa là gỗ trắng vì cay này có màu nhạt trống xa như một rừng màu trắng.

Hình ảnh Cây Tràm và Tinh Dầu Tràm
Hình ảnh Cây Tràm và Tinh Dầu Tràm

Phân bố, thu hải và chế biến

Cây tràm mọc hoang tại khắp nơi trong nước ta từ Nam đến Bắc, nhiều nhất tại miền Nam,
tràm mọc thành từng rừng bạt ngàn sau những rừng sú.

Tại miền Bắc, tràm nhiều nhất tại các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên. Tại Nghệ An, Hà Tĩnh và vùng đồi núi huyện Kim Anh và Đa Phúc (Vĩnh Phúc), huyện Phổ Yên (Thái Nguyên) cũng có một số ít tràm, mọc hoang. Chưa thấy ai tổ chức trồng cây tràm.

Trước đây tràm hầu như không được khai thác. Thường nhân dân chỉ hái lá và cành non về phơi khô nấu nước uống thay chè hay uống để giúp sự tiêu hoá. Mãi tới vào khoảng năm 1990, cây tràm vùng Quảng Bình, Quảng Trị mới được khai thác để cất tinh dầu bán rộng rãi, trên thị trường với tên “dầu khuynh diệp” (đúng ra là tinh dầu) vì khuynh là nghiêng, diệp là lá, cây tràm có lá mọc nghiêng không giống những lá cây khác, từ đó cây này thêm tên là cây khuynh diệp.

Trong kháng chiến chống Pháp (1946-1954) những cây tràm vùng Bắc Cạn, Thái Nguyên cũng được khai thác để cất tinh dầu dùng trong bộ đội.

Ngoài nước ta ra, tràm còn thấy mọc hoang ở 20g lá trong I lít nước để uống thay nước giúp Campuchia, Inđônêxya, Philipin, Malaixia.

Tại Tân Đảo, có mọc một loài tràm (Melaleuca viridiflora Gaertn. ) cùng họ Sim, được khai thác cất tinh dầu mang tên tinh dầu niaouli, hoặc gomenol (do chữ Gomen là một tên một làng ở Tân Đảo gần thủ đô Numea, gần đó người ta tổ chức cất tinh dầu lần đầu tiên ở đây và chữ ol là
tinh dầu).

Xem thêm dược liệu khác: Cây Bạch Đàn Và Tinh Dầu Bạch Đàn (Khuynh Diệp) – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

Thành phần hoá học

Thành phần chủ yếu của lá tràm là tinh dầu, với tỷ lệ 2,5%o (tính trên lá tươi), hoặc 2,25 (tính trên lá khô).

Tinh dầu tràm là một chất lỏng, không mặt hay hơi vàng nhạt (một số có màu xanh là di nhuộm chứ không phải màu tự nhiên), vị hơ cay và mát sau nóng, mùi thơm đặc biệt, tả tuyền Nếu tinh chế, tinh dầu trong, hầu như không màu, D: 0,920-0,930, chỉ số khúc xạ 1,466 1,472 quay từ 0° đến 3^40. Sồi ở 175°C; tan trong 2,5 đến 3 thể tích cồn 70°C.

Hoạt chất chủ yếu của tinh dầu là cajeputol hay xineola hoặc eucalyptola với tỷ lệ 35 đến
60%. Ngoài ra còn chứa pinen tả tuyển, tecpineolà một ít andehyt (valeric, butyric, ben-
zylic), các ete như ête axetic.

Tinh dầu tràm cất từ cây Melaleuca viridiflora ở Tân Đảo cũng chứa từ 35 đến 60%, xineola ngoài ra còn chứa một ít tecpineola hữu tuyền (khác với tinh dầu tràm của ta), một ít andehyt.

Cả 2 thứ tinh dầu khi tinh chế rồi thì không được chứa andehyt. Muốn tinh chế tinh dầu tràm ta có thể ngâm tinh dầu với một hỗn hợp oxyt chì và dung dịch NaOH trong 3 giờ ở nhiệt độ đun cách thuỷ, hoặc dùng thuốc tím và axit sunfuric, sau đó cất lại. Tinh dầu trầm tinh chế không có màu hay chỉ có màu vàng rất nhạt, mùi thơm dễ chịu.

Mới đây A. Quevauviller và cộng sự đã chứng minh trên thực nghiệm và lâm sàng là tinh dầu khuynh diệp tinh chế làm tăng tác dụng kháng sinh của streptomyxin và đặc biệt của penixillin.

Công dụng và liều dùng

Trong nhân dân thường dùng lá và cành non mang lá để pha hay hãm hoặc sắc với nồng độ 20g lá trong 1 lít nước để uống thay nước giúp sự tiêu hóa, chữa ho hoặc để xông. Có thể dùng dưới dạng ngâm rượu với tỷ lệ 1/5 với tên cồn khuynh diệp cùng một công dụng như trên với liều 2 đến 5g cồn một ngày.

Phổ biến nhất là tinh dầu: Thường dùng nguyên chất để xoa bóp chữa đau nhức, tê thấp, ho, cảm. Mặc dù tỷ lệ xineol trong tinh dầu tràm thấp hơn trong tinh dầu bạch đàn giới thiệu sau đây nhưng người ta cho rằng tính chất sát trùng của tinh dầu tràm lại mạnh hơn tinh đầu bạch đàn, người lớn và trẻ con đều có thể dùng tinh dầu nguyên chất để xoa bóp; người là có thể uống tinh dầu với liều X (10) đến L (50) giọt nhỏ vào nước thêm đường mà uống. Với tinh đầu tinh chế có thể chế thành thuốc tiêm với nồng độ 5-10 hoặc 20%. Ngày tiêm dưới da 1-2 ống chứa 0,10 đến 0,20g tinh dầu.

Dung dịch tinh dầu tràm 5-10 hay 20% trong dầu còn được dùng với tên gomenol (buile goménolée) để nhỏ mũi chống cúm, ngạt mũi.

Người ta còn dùng tinh dầu pha vào nước với nồng độ 2 phần nghìn để rửa các vết thương rất tốt.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!