Cây Tích Dương – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

114
Cây Tích Dương
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Tích Dương trang 951-952 tải bản PDF tại đây.

Tên khoa học Caulis Cynomorii-Herba Cynomoril

Vị tích dương còn có tên địa mao cầu là thân thịt phơi hay sấy khô của cây tích dương. Cynomorium cocineum L. thuộc họ Tích dương Cynomoriaceae.

Mô tả cây

Tích dương là một loại cây sống ký sinh, có thân mẫm, màu nâu đỏ, phần thân mọc ở dưới đất ngắn, thô, phần mọc phía trên mặt đất cao 20-35cm, đường kính từ 3-6cm (Hình 707) thường thấy mọc ký sinh trên rễ của cây Nitraria schoberi L. thuộc họ Tật lê Zygophyllaceae.

Phân bố, thu hái và chế biến

Đây là một vị thuốc ít dùng nhưng lại được sử dụng chữa bệnh yếu sinh lý, sinh dục và còn hoàn toàn phải nhập. Qua sự phân bố cây này ở các tỉnh Trung Quốc (Tân Cương, Thanh Hải, Nội Mông Cổ, Cam Túc…) chúng tôi cho rằng ít hy vọng tìm thấy có mọc ở Việt Nam. Tại những địa phương có tích dương, người ta thu hoạch vào hai mùa thu, xuân thu được chất lượng thuốc tốt nhất. Có nơi thu hái về phơi hay sấy khô ngay, có nơi thái mỏng rồi mới phơi hay sấy khô.

Cây Tích Dương
Cây Tích Dương

Thành phần hóa học và tác dụng dược lý

Chỉ mới thấy sử dụng trong phạm vi y học cổ truyền. Tính chất: Vị ngọt, tính hơi ổn, có tác dụng bổ thận, hoạt trường mạnh lưng gối, dùng trong trường hợp nam bị liệt dương, phụ nữ bị vô sinh, huyết khô, đại tiện táo bón, lưng gối yếu mỏi

Ngày dùng 6-12g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bột, thuốc hoàn, thuốc rượu.

Phàm những người thân âm mạnh, hay ỉa lỏng thì không dùng được.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!