Cây Tầm Xuân – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

301
Cây Tầm Xuân
Cây Tầm Xuân
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Tầm Xuân trang 911 tải bản PDF tại đây.

Tên khoa học Rosa multiflora Thunb.

Thuộc họ Hoa Hồng Rosaceae.

Mô tả cây

Cây mọc bụi, lá kép lông chim, nhiều gai. Hoa nhỏ bé, đẹp nhiều màu khác nhau đỏ, trắng, vàng v.v.. 5 cánh hoa.

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây mọc hoang dại, còn thấy mọc ở Trung Quốc (Đông, Trung, Bắc, Nam), Nhật bản… Người ta thu hái hoa, quả, rễ dùng làm thuốc trong y học cổ truyền, tươi hoặc phơi, sấy khô.

Cây Tầm Xuân
Cây Tầm Xuân

Thành phần hóa học

Trong tầm xuân có tinh dầu, tanin, chất màu.

Công dụng và liều dùng

Lá được dùng ngoài không kể liều lượng để giã nát đắp lên những chỗ sưng đau.

Hoa, quả rễ dùng dưới dạng thuốc sắc chữa là chảy, làm thuốc lợi tiểu, thu liếm hoạt huyết. Ngày dùng 10-20g.

Chú thích

Ngoài cây tầm xuân, trong nhân dân ta còn thấy dùng hoa hồng mang tên mai quỷ, tên khoa học Rosa rugosa Thunb. Hoa và rễ được dùng làm thuốc lý khí, hoạt huyết. Một loại rượu nổi tiếng của Trung Quốc mang tên Mai quế lộ do chúng ta đọc chệch Mai quý lộ, chế từ một loại cao lương cho lên men và cất qua hoa hồng Mai quỷ.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!