Cây Sim (Cây Đương Lê, Sơn Nhậm) – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

275
Cây Sim
Cây Sim
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Sim trang 434-435 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là Đương Lê, Sơn Nhậm, Nhậm Tử, Đào Kim Nương.

Tên khoa học Rhodomyrtus tomentosa Wight (Myrtus Tomentosa Ait., Myrtus canescens Lour.).

Thuộc họ Sim Myrtaceae.

Mô tả cây

Sim là một cây nhỏ cao 1-2m có khi tới 3m, cành 4 cạnh, vỏ thân róc thành từng mảng. Lá mọc đối, hình thuôn, hơi hẹp ở phía cuống, phía đầu tù, hơi rộng, dài 4-7cm, rộng 2-4cm, khi già thì nhắn ở mặt trên, có lông mịn ở mặt dưới, phiến lá dày, mép hơi cong xuống, có 3 gần chính, cuống có lông mịn, dài 4-7mm. Hoa màu hồng tím, mọc đơn độc hoặc từng 3 cái một ở kẽ lá. Quả mọng màu tím sẫm, mầm. Hạt nhiều hình móng ngựa.

Cây Sim
Cây Sim

Phân bố, thu hái và chế biến

Mọc hoang rất nhiều tại những vùng đồi trọc miền trung du nước ta.

Tại Trung Bộ và Nam Bộ cũng có.

Có mọc ở miền nam Trung Quốc, Philippin, Malaixia, Inđônêxia, các nước vùng nhiệt đới châu Á. Tại Việt Nam, người ta không trồng, nhưng ở Philippin, người ta trồng để lấy quả. Ta dùng quả và búp sim tươi hay phơi khô làm thuốc.

Thành phần hoá học

Quả sim có vị ngọt chát, mùi thơm. Chưa được nghiên cứu. Sơ bộ mới thấy sắc tố antoxyanozit, tanin, đường.

Lá và búp sim có chứa nhiều tanin. 

Công dụng và liều dùng

Tại một vài vùng ở Việt Nam người ta dùng 4 búp và lá sim non sắc uống chữa bệnh đi ỉa lỏng, đi lỵ, hoặc dùng để rửa vết thương, vết loét.

Quả dùng để ăn. Một vài nơi dùng để chế rượu như rượu nho.

Ngày uống 20-30 búp hay lá non dưới dạng thuốc sắc.

Dùng ngoài không kể liều lượng.

Chú thích:

Trong A. Pételot còn giới thiệu một loại cây gọi sim rừng lớn Rhodammia trinervi Blume (Rhodammia spectabilis Blume) cùng họ Sim (Myrtaceae), cùng một công dụng.

Theo mô tả, cây này là một loại cây nhỡ cao 1-4m, lá mọc đối, hơi thuôn, tù ở phía dưới, nhọn ở phiến lá dài 45-75 mm, rộng 20-30mm. Hoa trắng, phía trên, mặt trên nhẫn, mặt dưới màu trắng bạc mọc ở kẽ lá, có khi mọc đơn độc. Quả hình cầu, gần khô, đường kính 6mm, trên đỉnh có đài tồn tại. Nhiều hạt, hơi hình móng ngựa. Đường kính chừng 4mm.

Qua tài liệu nói trên, thì cây này rất phổ biến trong nước ta, nhưng cho đến nay chúng tôi chưa có dịp thấy lại.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!