Cây Sấu – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

222
Cây Sấu
Cây Sấu
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Sấu trang 778 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là sấu trắng, sấu tía.

Tên khoa học Dracontomelum duperreanum Pierre.

Thuộc họ Đào lộn hột (Amacardiaceae).

Mô tả cây

Cây to có thể cao tới 30m hay hơn nữa. Lá kép lòng chim lẻ, mọc cách. Hoa mọc thành xim. Hoa đều, lưỡng tính có 5 lá dài, 5 cánh. 10 nhị, 5 lá noãn làm thành một bầu 5 ô với 5 vòi nhuỵ. Quả hạch, vị chua. Mùa quả: tháng 7-9.

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây mọc hoang và hay được trồng lấy bóng mát, lấy quả và gỗ.

Quả thu hái vào các tháng 7-9. Để nguyên quả nấu canh hay làm tương sấu, mứt sấu. Sau khi thu hoạch quả về, bóc lấy thịt, bỏ hạt phơi hay sấy khô rồi dùng chế thành tương hay mứt.

Cây Sấu
Cây Sấu

Thành phần hoá học

Trong quả sấu chín có 86% nước, 1% axit hữu cơ, 1,3% protit, 8,2% gluxit, 2,7% xenluloza, 0,8% tro, 100mg% canxi, 44mg% P, vết sắt và 3mg% vitamin C.

Công dụng và liều dùng

Hoa và quả sấu được dùng làm thuốc chữa ho: Ngậm quả sấu với ít muối, hay sắc quả sấu với nước, thêm đường cho đủ ngọt mà uống.

Ngày uống từ 4 đến 6g phần thịt quả

Ngoài ra, sấu còn được dùng nấu canh, làm tương, mứt và 6 mai sấu (sấu tẩm nước gừng, muối và cam thảo).

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!