Cây Sảng (Sảng Lá Kiếm) – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

231
Cây Sảng
Cây Sảng
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Sảng trang 150, tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là cây sảng, Sảng lá kiếm, quả thang.

Tên khoa học Sterculia lanceolata Cavan.

Thuộc họ Trôm Sterculiaceae.

Mô tả cây

Sảng là một cây nhỡ, cao 3-6m. Lá đơn, nguyên, mọc so le, hình ngọn đáo, cuống phình ở hai đầu mép nguyên, gần là lòng chim. Hoa đơn tính, không có cánh hoa. Đài hợp. Quả kép gồm 5 đại màu đỏ, mềm, có lông nhung, có 4 đến 8 hạt đen bóng. Mùa hoa quả: từ tháng 3 đến tháng 7

Cây Sảng
Cây Sảng

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây sảng mọc phổ biến ở những rừng thứ sinh các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hà Tây. Thường người ta dùng vỏ cây thu hái quanh năm dùng tươi hay phơi hoặc sấy khô.

Phân bố Cây Sảng
Phân bố Cây Sảng

Thành phần hóa học

Chưa thấy tài liệu nghiên cứu. Sơ bộ thấy có chất nhầy, tanin.

Công dụng và liều dùng

Mới thấy dùng theo kinh nghiệm nhân dân. Chủ yếu dùng ngoài: Vỏ cây tươi hay khô, giã nát, thêm ít muối, đắp lên những nơi sưng tấy, mụn nhọt

Liều lượng tùy theo nơi sưng tấy to hay nhỏ.

Đặc điểm của cây
Đặc điểm của cây
Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!