Cây Rùm Nao (Mọt) – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

237
Cây Rùm Nao
Cây Rùm Nao
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Cây Rùm Nao trang 174-175, tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là thô khang sài, kamala, camala, mọt

Tên khoa học Mallotus philippinensis (Lam.) Muell. Arg.

Thuộc họ Thầu dầu Euphorbiaceae.

Mô tả cây

Cây rùm nao là một cây cao từ 5 đến 15m. Canh gầy, lúc đầu có lông măng, màu gỉ sắt sau nhẫn và ngả nâu nhạt. Lá mọc so le, có cuống dài 10-12m, rộng 3-4cm hình trứng hay lưỡi nác. Phiến lá dài, mép nguyên, mặt trên nhẵn, mặt dưới có lồng măng, điểm những hạch màu đỏ. Từ cuống tỏa ra ba gần, sát cuống có hai hạch đen. Hoa nhỏ, đơn tính khác gốc không có ảnh mọc thành bông ở kẽ lá hoặc đầu cành. Quả là một nang, hình cầu, đường kính chừng 10mm, gồm 3 mảnh vỏ, mỗi mảnh mở ra theo lường của 2 van. Trên mặt quả có các hạch hình hạt nhỏ màu đỏ tươi hay đỏ nâu. hạt hình cầu hay hình trứng dài 5mm màu đen mờ, có mỏng, nội nhũ nhiều

Cây Rùm Nao
Mô tả Cây Rùm Nao

Phân bố

Theo A. Pételot (1954) cây mọc hoang khắp nơi ở Việt Nam. Nhưng chúng tôi chỉ phát hiện lược vào tháng 4-1962 tại các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, khi cây đang có quả. Tên địa phương là rùm nao. Sau đó đã thấy cả ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Hòa Bình và nhiều nơi khác

Bộ phận dùng

Hạch và lồng ở xung quanh quả. Thường không dùng hạch và lòng của lá và các bộ phận khác. Các nước khác dùng với tên kamala. Cách lấy hạch và long ở quả như sau: Hải quả chín đỏ vào tháng 3-4, phơi khô. Đặt lên một cái rây có mắt nhỏ. Xoa bằng tay. các hạch và lông rụng xuống lọt qua rây. Hứng vào tấm vải

Các hạch và lâng hứng được là một thứ bột mịn, màu đỏ tươi hay đỏ nâu, không mùi, không vị, đốt cháy rất mau, nổi lên mặt nước, nước có màu vàng sau đó bột chìm xuống. 

Ta có thể dùng cồn, hoặc ête, benzen, clorofoc để lấy ra một chất màu đỏ nâu. Gặp chất kiềm cho màu đỏ

Cây Rùm Nao
Cây Rùm Nao

Thành phần hóa học

Hoạt chất chính trong hạch và lồng rùm nào là một chất màu kết tinh hình phiến mỏng. 

Anderson gọi chất này là rotlerin, Perkin gọi là malotoxin, Merck gọi là kamalin.

Tác dụng kiềm và đun nóng, rotlerin sẽ cho métylphlorogluxin. Khử ôxy bằng natri hydroxuyt và kẽm sẽ được đimetylphlorogluxin. 

Tác dụng axit clohydric, rotlerin sẽ cho isorotlerin.

Ngoài rotlerin ra, rùm nào còn chứa một chất nhựa đỏ, một chất nhựa màu vàng, một chất có tinh thể màu vàng và sáp.

Công dụng và liều dùng

Nhân dân Việt Nam ít dùng vị thuốc này. Tại Cao Bằng chỉ dùng vỏ cây sắc uống chữa bệnh dày da bụng, phù.

Tại các nước, người ta dùng hạch và lông của cây này với tên Kamala làm thuốc chữa sán. Ưu điểm của nó là nó có tác dụng tẩy luôn, dễ uống. không gây nôn mửa.

Liều dùng:

  • Trẻ em: ngày uống 2g bột chia làm 2 lần uống, mỗi lần cách nhau nửa giờ.
  • Người lớn: Ngày uống 6-12g cũng chia làm hai lần uống, mỗi lần cách nhau nửa giờ.

Ngoài công dụng trong y dược, bột này (hạch và lỗng) còn được nhân dân Ấn Độ dùng làm thuốc nhuộm màu vàng cam.

Chú thích:

Trong các tài liệu cũ, thường ghi cây này với tên cánh kiến và nói là dùng nhuộm răng. Chúng tôi cho rằng đây là một sự lầm lẫn khi điều tra. Vì vị cánh kiến dùng để nhuộm răng là một thứ nhựa do một con sâu sống trên nhiều cây tiết ra. Ta gọi là gôm lắc hay sen lạc (shell lac), stich lạc (stick lac) (xem vị này).

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!