Cây Rau Răm – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

269
Rau Răm
Rau Răm
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Rau Răm trang 564 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là thuỷ liểu, chi krassang tomhom (Campuchia), phak phèo (Viêntian).

Tên khoa học Polygonum odoratum Lour

Thuộc họ Rau răm Polygonaceae.

Mô tả cây

Cây sống hằng năm, toàn thân rễ và lá và đều có mùi thơm đặc biệt dễ chịu. Thân mọc bò, từ mỗi đốt mọc ra rất nhiều rễ, có từng phần thân mọc thẳng đứng lên cao chừng 35-40cm. Lá đơn mọc so le, hình mác hay hình trứng mác, cuống ngắn. Bẹ chìa ngắn, chỉ đạt 1/4 hay 1/5 chiều dài mỗi đốt, trên mặt có những gân chạy song song, dài khỏi bị chia thành những lông dài. Hoa mọc thành bông hẹp, gầy, đơn độc hoặc xếp đổi hay thành chùm có ít nhánh. Quả nhỏ ba cạnh, hai đầu nhọn, bóng nhẵn.

Rau Răm
Rau Răm

Phân bố, thu hái và chế biến

Rau răm được trồng ở khắp nơi nước ta chủ yếu để làm gia vị. Một số người hái thân và lá dùng làm thuốc. Thường dùng tươi, không phải chế biến gì khác.

Thành phần hoá học

Toàn cây chứa một tinh dầu màu vàng rơm nhạt, mùi thơm mát dễ chịu. Hoạt chất khác chưa rö.

Năm 1985, Roger Moser đã nghiên cứu tinh dầu rau răm lấy giống ở Việt Nam đem về trồng ở Thụy Sĩ thấy trên sắc ký khí khối phổ có tới 38 pic trong đó chủ yếu (85%) là các aldehyd aliphatic và alcool.

Công dụng và liều dùng

Chủ yếu nhân dân ta vẫn trồng để làm gia vị. Có người cho rằng rau răm có tác dụng dịu tình dục cho nên các người đi tu thường dùng để giảm những cơn bốc dục. Ngoài ra còn có tác dụng kích thích sự tiêu hoá, kém ăn, chữa rắn cắn. Mỗi ngày dùng 15-20g thân và lá tươi.

Để chữa rắn cắn, người ta hái lấy khoảng 20 ngọn rau răm giã nát vắt lấy nước uống. Bã đắp lên nơi rắn cắn. Thường trong vòng 15 phút sau đỡ đau và sau 3 giờ hết sưng tấy.

Tại Campuchia, rau răm được coi là một vị thuốc thông tiểu, chữa sốt, chống nôn.

Chữa hắc lào, sâu quảng: Cả cây giã nát, thêm rượu vào, bôi lên nơi hắc lào, chốc lở đã rửa sach.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!