Cây Ráng Trắc (Đuôi Chồn) – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

163
Cây Ráng Trắc
Cây Ráng Trắc
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Ráng Trắc trang 726-727 tải bản PDF tại đây.

Còn có tên là đuôi chồn, thiết tuyến thảo, thạch trường sinh, capilaire de Montpellier, cheveux de Venus.

Tên khoa học Adiantum capillus-veneris L. (A. capillus-Sw., A. emarginatum Bory).

Thuộc họ Dương xỉ Polypodiaceae.

Ta dùng toàn cây ráng trắc phơi hay sấy khô.

Tên Adiantum capillus-veneris do chữ Capil- lus là tóc. Veneris là Vệ nữ vì cây có cuống lá đen bóng đẹp như tóc của thần vệ nữ (Trong thần thoại Hy Lạp, Vệ nữ là một nữ thần đẹp).

Thiết là màu đen, tuyến là sợi nhỏ vì cây có cuống lá nhỏ, màu đen.

Mô tả cây

Loại cây thảo sống lâu năm. Thân rễ bò ngang màu vàng nâu, có những vẩy màu nâu nhạt. Hiệp thưa, cuống mảnh, màu đen bóng dài 20-25cm. Phiến lá 2 lần xẻ lông chim, dài 13-35cm, thuỳ hình nêm dài độ 3cm, mọc so le, thuỳ ở phía dưới có cuống dài. Toàn cây có dáng mảnh khảnh. Ổ nang ở mép lá hơi cong vào.

Hình ảnh Cây Ráng Trắc
Hình ảnh Cây Ráng Trắc

Phân bố, thu hái và chế biển

Mọc ở những nơi ẩm, mát, cũng mọc ở cả những vùng nhiệt đới và á nhiệt đới khác. Lá hái về phơi hay sấy khô mà dùng.

Thành phần hoá học

Trong cây ráng trắc có chất đắng, tanin, axit galic và một ít tinh dầu, ít đường.

Công dụng và liều dùng

Thuốc họ long đờm hay dùng cho trẻ em. Với liều 5-10g dưới dạng thuốc sắc

Còn dùng làm thuốc chữa sốt, lợi tiểu.

Chú thích:

Trong nước ta còn có 2 cây cùng chi khác loài Adiantum caudatum L. cùng một công dụng và Adiantum flabellulatum L. ít dùng hơn.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!