Cây Phật Thủ – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

294
Cây Phật Thủ
Cây Phật Thủ
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Phật Thủ trang 763-765 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là phật thủ phiến, phật thủ cam.

Tên khoa học Citrus medica L.var. sarcodactylus Sw. (Citrus medica L. var. digitata Riss.).

Thuộc họ Cam Rutaceae.

Ta dùng quả phơi khô (Fructus Citri sarcodactyli) của cây phật thủ.

Mô tả cây

Cây nhỏ xanh tốt quanh năm, lá mọc so le, hình trứng, mép có răng cưa nhỏ, gai ngắn mọc ở phía dưới lá. Vào đầu mùa hạ ra hoa màu trắng, quả chín vào mùa đông, vỏ ngoài màu vàng nâu, trên một số những múi chạy dài dọc quả phía dưới tách ra trông như ngón tay cho nên có tên phật thủ (tay phật, thủ là tay).

Hình ảnh Cây Phật Thủ
Hình ảnh Cây Phật Thủ

Phân bố, thu hái và chế biến

Phật thủ được trồng tại nhiều nơi trong nước ta, thường để lấy quả ăn, làm mứt hay làm thuốc. Còn thấy trồng ở Trung Quốc (Tứ Xuyên, Quảng Đông, Phúc Kiến, Triết Giang, Vân Nam, Quý Châu).

Hải quả về thái dọc thành từng miếng mỏng phơi khô. Rất dễ mốc.

Thành phần hoá học

Trong phật thủ có tinh dầu và một chất flavonoit gọi là hesperidin C25H21O15.

Vỏ quả chứa tinh dầu. Trong quả chứa limettin, xitropten C,H,0,0.007%, ngoài ra còn diosmin C34H44O15. (Dược học tạp chí, 1959, 79. 540).

Công dụng và liều dùng

Phật thủ là một vị thuốc dùng trong phạm vi nhân dân. Theo tài liệu cổ, phật thủ vị cay, đắng và chua, tính ôn, vào 2 kinh phế và tỳ. Tác dụng của nó là lý khí, cầm nôn mửa, mạnh tỳ, hoá đờm, giúp tiểu hoá, chữa ho. Dùng trong những trường hợp bụng đầy đau, biếng ăn, nôn mửa, ho.

Ngày dùng 3 đến 6g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bột. Trong sách cổ nói “phàm âm hư không dùng được”.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!