Cây Náng Hoa Trắng (Hoa Náng) – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

280
Cây Náng Hoa Trắng
Cây Náng Hoa Trắng
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Náng Hoa Trắng trang 526-527 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là cây lá náng, văn thù lan, hoa náng, chuối nước, thập bát học sĩ (Quảng Châu Trung Quốc).

Tên khoa học Crinum asiaticum L. (Crinum toxicarium Roxb.).

Thuộc họ Thuỷ tiên Amaryllidaceae. Trong nhiều hệ thống phát sinh, hiện nay họ Amaryllidaceae nhập chung vào họ Hành (Alliaceae).

Mô tả cây

Náng hoa trắng là một loại cỏ, có hành hình đầu, đường kính đạt tới 10cm hay hơn, thuôn dài tới 12cm hay hơn nữa. Lá hình bản dài, nhiều, mọc ở gốc, phiến lá hình mắc dài, mặt trên hõm thành rãnh, mép nguyên, chiều dài 1-1,20m, chiều rộng 5-10cm. Cụm hoa hình tán, gồm 6-12 hoa màu trắng, to, về chiều có mùi thơm dễ chịu. Tán hoa được mang trên một cán dài 40-60cm, dẹt, đường kính bằng ngón tay, có mo bao bọc dài 8-10cm. Nhị thò ra ngoài. Quả gần hình cầu, đường kính 3-5cm, chỉ có một ngăn và một hạt.

Cây Náng Hoa Trắng
Cây Náng Hoa Trắng

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây náng mọc hoang ở những nơi ẩm ướt trong khắp nước ta; đòi nơi đem về trồng làm cảnh. Trồng bằng dò. Màu hoa trắng đẹp, thơm về chiều và đêm. Còn thấy mọc ở Ấn Độ, Indonêxya.

Người ta dùng lá và củ để làm thuốc. Thường dùng tươi. Hái về dùng ngay, không phải chế biến gì cả.

Thành phần hoá học

Trong cây năng hoa trắng có chất ancaloit gọi là lycorin C16H17NO4 có độ chày 275-280°C. Ngoài ra còn những ancaloit có cấu tạo tương tự. Nghiên cứu thành phần hoá học trong cây nắng hoa trắng ở Việt Nam, chúng tôi thấy ancaloit được phân phối cả lá, hoa, dò và quả (Đỗ Tất Lợi, Ngô Văn Thu và Phạm Xuân Cù. 1963).

Công dụng và liều dùng

Nhân dân thường dùng lá cây náng hơ nóng đắp và bóp vào những nơi sai gân, bong gân khi ngã. Còn dùng xoa bóp khi bị tê thấp, nhức mỏi. Không thấy dùng để uống.

Nhân dân tỉnh Quảng Châu (Trung Quốc) cũng dùng lá hơ nóng đắp và bóp vào những nơi sưng đau như ở ta, có khi người ta còn sắc với nước để lấy nước sắc rửa trĩ ngoại, có kết quả

Tại Ấn Độ, người ta hay dùng củ ép lấy nước pha loãng để uống thuốc gây nôn; không gây tẩy và không gây đau đớn. Với liễu nhỏ, nó gây buồn nôn và ra mồ hôi. Thường dùng củ tươi giã nát, thêm chừng 4 phần nước vắt lấy nước, rồi cứ vài phút lại uống chừng 8-16g cho đến khi nôn được. Có thể thêm đường cho dễ uống Trẻ con cũng dùng được. Cần chú ý theo dõi tránh ngộ độc.

Người ta còn dùng nước ép củ đề nhỏ vào tai ,chữa đau tai.

Chú thích:

Ngoài cây náng hoa trắng nói trên, ở nước ta còn dùng cả cây náng hoa đỏ (Crinum ensifolium Roxb.) cùng họ. Cây giống cây náng hoa trắng, nhưng có hoa màu đỏ tím. Trong lá, hoa, quả và dò cây này chúng tôi cũng thấy có nhiều ancaloit như trong nắng hoa trắng (Đỗ Tất Lợi và cộng sự. Góp phần nghiên cứu những cây có ancaloit ở Việt Nam, Tạp chí y học, 1964).

Cùng một công dụng như náng hoa trắng. Cây náng hoa đỏ cũng được trồng làm cảnh vì dáng cây đẹp. hoa đỏ tím đẹp, mùi thơm mát.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!