Cây Mướp Sát – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

220
Cây Mướp Sát
Cây Mướp Sát
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Cây Mướp Sát trang 596-597 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là sơn dương tử, hải qua tử, đa krapur (Campuchia).

Tên khoa học Cerbera odollam Gaertn, (Cerbera manghas L., Tanghinia odollam G. Don).

Thuộc họ Trúc đào Apocynaceae.

Mô tả cây

Mướp sát là một cây nhỡ hay to, cao chừng 4-6m, cành thổ, to, vỏ xù xì, dày, có gỗ mềm, toàn thân có nhựa mủ trắng. Lá mọc so le nhưng hay tập trung ở đầu cành, hình thuôn dài, nhọn ở đầu và ở phía cuống, mặt trên bóng, phiến lá dài chừng 10-15cm, rộng 2-4cm. Hoa trắng, rất thơm, mọc thành xim tận cùng với rất nhiều nhánh. Quả hạch, màu đỏ, to bằng quả trứng gà hay hơn. Khi quả còn tươi có thịt dày, xốp, màu xám nhạt, hoặc nâu nhạt hay hơi hồng. Trong hạch có hai hình bán cầu, mặt ngoài khum tròn, mặt trong phẳng và hơi lõm, vỏ hạt cứng, hai lá mầm không đều, ôm vào nhau. Mùa hoa: Từ tháng 2 đến tháng 10.

Cây Mướp Sát
Cây Mướp Sát

Phân bố, thu hái và chế biến

Thường mọc hoang tại những vùng ẩm thấp và nhất là tại vùng ven biển miền Trung, miền Nam và Campuchia. Ít gặp ở miền Bắc và Lào. Còn mọc ở Trung Quốc (Hải Nam, Đài Loan), Ấn Độ, châu Úc. Người ta hái quả chín vẻ, đãi bỏ thịt lấy hạt ép dầu và nhân dùng làm nguyên liệu chế thuốc chữa bệnh tim.

Thành phần hoá học

Toàn thân cây chứa một chất nhựa màu trắng, khi gặp axit sẽ cho màu xanh lục. trong nhựa có 22% cao su kết hợp với nhiều chất khác nhưng không chứa xecberin (cerberin).

Hạt chứa 53-57% dầu, trong, không khô màu vàng tươi đẹp, đốt cháy sáng và có mùi gần như mùi hạt dẻ: Ngoài ra, trong hạt còn chứa một glucozit có tinh thể không màu gọi là xecberin. Theo E. Perrot, có tác giả đã xác định công thức thổ là C27H40O8, nhưng lại là một thứ bột không có tinh thể, màu vàng, tan trong nước, độ cháy 191-192 °C. Tỷ lệ xecberin là 0,08%-0,16%, xecberin đã được Vrij chiết xuất ra lần đầu tiên và được Zotos và Plugge nghiên cứu. Theo các tác giả này, xecberin không giống tevetin (thevetin) có trong hạt thông thiên (Thevetia neriifolia). Khi thủy phân bằng axit loãng, ta sẽ được xecberetin (cerberetin), C19H24O4 màu vàng (theo Hamon và Oudemans).

Ngoài xecberin, Schen và Steldt (1942), còn chiết xuất từ hạt ra một glucozit nữa gọi là xecberozit (cerberosid).

Theo Freres Jacques (1948, Comp. Rend Acad. Sci, 226: 835-837), khi thủy phân xecberin sẽ cho xecberigenin giống như tevegenin (thevegenin) và xecberoza (cerberose) giống như tevetoza (thevetose) là những chất do tevetin thủy phân ra. Vậy theo tác giả này thì xecberin với tevetin như nhau.

Tác dụng được lý

Nhựa mủ. Có tác giả (Piere) cho rằng nhựa mù hơi độc, nhưng Greshoff lại cho là không độc, vì Altheer đã cho chó ăn tới 32g mà không chết. Theo Dymock, Warden và Hooper thì nhựa mủ có tác dụng tẩy mạnh.

Hạt rất độc do chất glucozit xecberin. Xecberin với liều vừa có tác dụng bổ tim, liều quá độc sẽ gây suy tim.

Đầu hạt bản thân không độc, nhưng do những tạp chất kèm theo nên độc.

Công dụng và liều dùng

Cây mướp sát ít được dùng làm thuốc ở Việt Nam. Thường người ta chỉ dùng để đầu độc. Nhưng ở các nước khác, người ta dùng nhiều bộ phận của cây mướp sát.

Tại Philipin và Tan Calédôni, người ta dùng hạt để duốc cá.

Vỏ cây mướp sát dùng làm thuốc tẩy. Có nơi dùng lá. Nhưng nên chú ý vì độc. Không nên dùng bừa bãi.

Theo Cooke, nhân dân Miến Điện dùng dầu mướp sắt làm dấu tháp đèn, bôi lên da chữa ngứa hoặc bôi lên tóc trừ cháy.

Cây có chất độc. Căn chú ý cẩn thận.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!