Cây Mù Mắt – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

245
Cây Mù Mắt
Cây Mù Mắt
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Mù Mắt trang 786 tải bản PDF tại đây.

Tên khoa học Isotoma longiflora Presl., Lo belia longiflora Willd., Laurentia longiflora (L.) Peterm.

Thuộc họ Lobeli Lobeliaceae.

Mô tả cây

Cây thảo, cao độ 0,50m, phân nhiều cành, thân có lòng. Toàn cây có nhựa mủ độc, dây vào mắt có thể làm mù mắt, do đó mang tên. Lá hình mác nhọn, mép có răng cưa, hoa mọc ở kẽ lá, lưỡng tính, không đều, 5 lá đài, 5 cánh hoa liền nhau thành một ống dài tới 10cm, màu trắng, 5 nhị dính liền nhau bởi bao phần thành một ống bao quanh vòi nhuỵ, còn chỉ nhị vẫn rời nhau, 2 lá noãn, bầu hạ. Một vòi dài tận cùng bởi đầu nhuỵ hai thuỳ. Quả nang, hai ô đựng nhiều hạt nhỏ.

Cây Mù Mắt
Cây Mù Mắt

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây vốn nguồn gốc ở Peru (Nam Mỹ) nhưng hiện nay mọc hoang dại và được trồng ở nhiều nước: Malaixia, Ấn Độ, tại nhiều vườn và bờ ruộng ở miền Bắc nước ta.

Thường ít được thu hái, do tính chất gây kích ứng của nhựa mù. Muốn dùng cây này, người ta thu hái toàn bộ phận trên mặt đất vào lúc cây kết quả và gần chín. Thu hái về thái nhỏ, phơi hay sấy khô.

Cây có độc, phải đặc biệt chú ý tránh nhầm lẫn.

Thành phần hoá học

Toàn cây chứa chất nhựa hắc, độ, nếm vào có cảm giác nóng bỏng, vào mắt gây kích ứng và có thể mù mắt.

Từ cây này người ta có thể chiết được một ancaloit gọi là isotomin có tác dụng gần như chất lobelin.

Chất isotomin tác dụng trên hệ thần kinh và gay tím ngừng đập ở dạng tâm thu.

Năm 1945, Sanchez G. C. đã nghiên cứu tác dụng dược lý của cây này [1945, Farmacologia de la Isotoma longiflorum, Rev. Med. Experim. (Lima) 4 (4) tr. 284-318): Tiêm thuốc vào mạch máu làm tăng biên độ và tần số nhịp hồ hấp. kèm theo một thời gian ngắn xỉu xuống liền theo một giai đoạn kích thích dài. Tác dụng kích thích hô hấp này kèm theo tăng huyết áp và lá lách bị
co bóp. Với liều cao, hiện tượng tăng huyết áp kèm theo một giai đoạn hạ huyết áp. Tóm lại tác dụng của vị thuốc rất giống tác dụng của chất lobelin.

Công dụng và liều dùng

Hiện nay cây này rất ít được sử dụng ở nước Nhưng ta có thể nghiên cứu để chiết chất isotomin có tác dụng gần như lobelin, một loại thuốc dùng trong bệnh hen, trong những trường hợp khó thở. Côn thuốc 1:10 (trong cồn 70) có thể dùng với liều 1-3g trong 24 giờ. Thuốc mạnh, dùng phải hết sức cẩn thận.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!