Cây Mã Tiên Thảo (Cỏ Roi Ngựa) – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

547
Cây Mã Tiền Thảo
Cây Mã Tiền Thảo
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Cây Mã Tiên Thảo trang 84 – 85, tải bản PDF tại đây.

Còn có tên là cỏ roi ngựa, Verveine (Pháp).

Tên khoa học Verbena officinalis L.

Thuộc họ Cỏ roi ngựa Verbenaceae.

Người ta dùng toàn cây mã tiên thảo (Herba Verbenae) tươi hay phơi hoặc sấy khô.

Toàn cây mã tiên thảo tươi và phơi, sấy khô.
Toàn cây mã tiên thảo tươi và phơi, sấy khô.

Tên mã tiên do chữ mã = ngựa, tiên = roi, vì cỏ dài, thẳng, có đốt như roi ngựa, do đó mà đặt tên như vậy.

Châu Âu (Pháp) dùng với tên Verveine.

Mô tả cây

Cây loại cỏ nhỏ, sống dai, cao từ 10cm đến Im, thân có 4 cạnh. Lá mọc đối, xẻ thùy lồng chim. Hoa mọc thành bông ở ngọn, hoa nhỏ màu xanh, lưỡng tính, không đều

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây này mọc hoang ở khắp nơi trong nước ta. Hái vào mùa thu khi cây đã ra hoa và một số hoa đã bắt đầu kết quả. Dùng tươi hay phơi hoặc sấy khô.

Thành phần hóa học

Toàn cây chứa một glucozit gọi là verbenalin hay verbenalozit C17H24O10 kết tinh không màu, không mùi, vị đắng, thủy phân sẽ cho glucoza và verbenalola C11H14O5

Verbenalin + H2O = verbenalola + glucoza

Ngoài ra còn có các men invectin và men emunxin. Do đó khi phơi sấy, tỷ lệ glucozit có thể giảm tới hơn 25%.

Tác dụng dược lý

Mã tiên thảo ít độc. Theo Holste, mã tiên thảo có thể làm máu chống đông.

Công dụng và liều dùng

Tính chất theo đông y: Vị đắng, hơi hàn, vào 2 kinh can và tỳ. Tác dụng phá huyết, sát trùng, thông kinh. Dùng chữa bệnh lở ngứa hạ bộ, tiêu chướng. Trước đây nhân dân châu u rất hay dùng vị thuốc này, coi như có khả năng chữa bách bệnh. Hiện nay chỉ còn dùng làm thuốc xoa bóp.

Nhân dân ta hay dùng cỏ roi ngựa tươi giã lấy nước uống, bã đắp lên mụn nhọt như sưng vú, hầu bối.

Còn dùng uống và rửa chữa bệnh ngứa ở hạ bộ, Ngày dùng 6-12g khô tương ứng với 25-50g tươi.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!