Cây Lai (Cây Thạch Lật) – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

260
Cây Lai
Cây Lai
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Cây Lai trang 473-473 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là Thạch Lật (Trung Quốc), Ly (Thái) Sekiritsu (Nhật), Bancoulier À Trois Lobes.

Tên khoa học Aleurites moluccana Willd. (Aleurites triloba Forst.)

Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae). 

Mô tả cây

So với cây trầu thì cây lai mọc chậm hơn, nhưng sau lại có kích thước to lớn hơn, có thể cao tới 10m và cũng sống lâu hơn. Khi còn non lá có màu lục xám nhạt, phủ đầy lòng tơ, khi lá trưởng thành mặt trên bóng. Ở những cành non lá chia ba thuỷ, nhưng ở những cành già thì lá hơi hình ba cạnh, phía gốc lá tròn, phía đỉnh lá nhọn, cuống lá dài 6- 12cm. Cụm hoa chùm kép, dài 10-15cm mang nhiều hoa. Hoa nở vào tháng 4-5, quả chín vào tháng 8-9. Đôi khi có hai vụ hoa trong một năm. Quả hạch hơi hình cầu nhân, trong hạch có một hay hai hạt đường kính 3-4cm

Cây Lai
Cây Lai

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây lai được di thực vào nước ta từ rất lâu đời, người ta cho rằng cây này vốn nguồn gốc châu Úc. Hiện nay được trồng phổ biến ở nhiều tỉnh cùng với cây trầu. Nhiều nhất ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Hà Tây, Hoà Bình, Phú Thọ, Hà Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn. Tại Trung Quốc thấy mọc ở Quảng Tây, Quảng Đông.

Chủ yếu trồng để lấy hạt ép dầu hoặc xâu vào que để đốt thay nến cho nên có nước gọi cây này là quả nến (noix chandelle).

Vào các tháng 8-9 và 10 người ta hải lấy quả đập lấy hạt phơi khô rồi đem ép dầu.

Thành phần hoá học

Trong hạt lai có từ 55 đến 60% chất dầu béo, có khi hàm lượng dầu có thể đạt tới 65%. Trung bình 100kg quả khô cho từ 7 đến 10kg hạt và ép 100kg hạt được từ 40-45kg dầu, nếu dùng dung môi để chiết có thể đạt 55-65%. Dầu ép được rất trong, rất lỏng ở nhiệt độ 25oC, màu vàng rơm. Tỷ trọng ở 15°C là 0,927, độ axit tính bằng axit oleic là 0,70, chỉ số xà phòng 175, chỉ số iot 137.

Ngoài chất dầu béo, trong nhân còn chứa một chất có tác dụng tẩy mạnh. Chất này thường nằm gần toàn bộ trong khô dầu nhưng dầu lại cũng vẫn gây tẩy cho người dùng.

Công dụng và liều dùng

Trong dầu lai có chất gây tẩy (chỉ cần 1-5ml đủ gãy tẩy) cho nên rất ít được dùng để ăn. Chủ yếu đầu lại được sử dụng làm nguồn dấu pha sơn, vì có tính chất dầu khô, ngoài ra còn có thể dùng nấu xà phòng.

Để có một ý niệm về giá trị dầu lai chúng tôi ghi lại đây giá một tạ quả khô là 4-4,5 đồng bạc đông dương, hạt giá 8,5 đến 9 đồng, dầu 20-22 đồng, khô dầu 3-3,5 đồng (giá năm 1925)

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!