Cây Kim Sương – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

409
Cây Kim Sương
Cây Kim Sương
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Kim Sương trang 543-544 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là mán chỉ, đõi cầy, chàm hôi, tráng, ớt rừng, lăng ớt, mak so mát, may bi canh, mak khèn (Lào), hang chang (Mường), tomlay khouang, leai sma (Campuchia).

Tên khoa học Micromelum falcatum (Lour.) Tan, Aulacia falcata Lour., Micromelum hir sutum Oliv.).

Thuộc họ Cam Rutaceae.

Mô tả cây

Cây nhỏ hay nhỡ. Cành lúc non có lông mịn, sau nhẵn. Lá màu lục vàng nhạt, mọc so le, 7-9 lá chét, lệnh ở phía cuống, phiến lá nhẵn trừ mặt trên gần chính và gần lớn ở mặt dưới. Hoa trắng hay vàng nhạt, mọc thành cụm ngắn hơn lá. Cánh hoa chỉ hơi có lòng hay không có lông. Quả hình trứng, khi chín có màu vàng hay màu vàng cam, nhẵn, trong có 2-3 ngăn. Mỗi ngăn chứa một hạt. Mùa hoa tháng 12-1.

Cây Kim Sương
Cây Kim Sương

Phân bố, thu hái và chế biến

Mọc hoang rất phổ biến ở khắp miền rừng núi nước ta Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Tây, Hoà Bình, Cao Bằng, Lạng Sơn, Thanh Hoá vv…

Thường người ta chỉ hay dùng lá tươi hái về sao vàng sắc uống hoặc vò lá tươi vắt lấy nước. Có khi giã nát đắp lên nơi lở loét, vết thương.

Rễ hái về rửa sạch, thái mỏng phơi hay sấy khô. Không phải chế biến gì khác.

Thành phần hoá học

Hoạt chất chưa rõ. Chỉ mới biết trong lá và quả đều chứa tinh dầu.

Công dụng và liều dùng

Lá dùng ngoài giã nát đắp lên vết thương vết loét, sao vàng ngâm rượu xoa bóp chữa tê thấp, teo cơ. Rễ cũng dùng ngâm rượu xoa bóp.

Một số nơi dùng lá hay rễ sắc uống chữa kinh nguyệt không đều, sốt, đau nhức, tê thấp. Mỗi ngày uống 6 đến 12g dưới dạng thuốc sắc.

Đơn thuốc có kim sương dùng trong nhân dân

Thuốc chữa đau nhức, teo cơ: Rễ kim sương sao vàng 50g, cồn 40° 500ml. Ngâm trong vòng 7 đến 10 ngày. Lấy rượu xoa bóp nơi đau nhức, teo cơ.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!