Cây Kiến Kỳ Nam (Trái Bí Kỳ Nam, Kỳ Nam Kiến, Ổ Kiến) – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

375
Kiến Kỳ Nam
Kiến Kỳ Nam
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Kiến Kỳ Nam trang 436-437 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là Trái Bí Kỳ Nam, Kỳ Nam Kiến, Ổ Kiến, Kỳ Nam Gai.

Tên khoa học Hydnophytum formicarum Jack. (lá rộng), Myrmecodia armata DC. (lá hẹp). 

Thuộc họ Cà phê (Rubiaceae). 

Mô tả cây

Có hai loại củ kỳ nam đều được dùng làm thuốc 

  1. Kỳ nam lá rộng Hydnophytum formicarum Jack. là một cây phụ sinh, sống ở rừng thưa vùng trung du và có củ trơn, mẫu vỏ xám đen, bổ ra có thịt màu xám vàng với rất nhiều lỗ hang cho kiến ở.

Thân từ 2 đến 4 tròn, nhẫn. Lá hình trái xoan ngược dày, nhẵn, gân phụ mịn 6-10 đôi, hoa không cuống trắng, ống vành 3mm, tiểu nhụy 4. Mùa hoa tháng 5-8. Quả nhân cứng, vị ngọt, cao 5-7mm. Nhân 1 cao 5mm.

  1. Kỳ nam lá hẹp dài Myrmecodia armata Di (còn có tên Myrmecodia tuberona Bl.) cũng là một cây phụ sinh, nhưng củ có gai do đó có tên kỳ nam gai, màu vỏ xám đen, bổ ra có thịt màu xám vàng với rất nhiều lỗ cho kiến ở. Thân đơn độc, tròn nhẵn. Lá thon, dày, hẹp, gần phụ mịn 8-10 đôi, bẹ làm, tiểu nhụy 4. Quả nhân cứng, cao 2,5cm, nhân 4-5 hột, cao 4mm.
Kiến Kỳ Nam
Kiến Kỳ Nam

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây mọc hoang dại, chủ yếu gặp ở rừng thưa những vùng bình và trung nguyên các tỉnh phía nam. Thu hoạch gần như quanh năm nhưng nhiều nhất vào đầu mùa khô cho cả chất lượng tốt hơn. Hoặc để nguyên củ, hoặc thái mỏng phơi hay sấy khô.

Nhiều nhất thuộc các tỉnh thuộc tỉnh Đắc Lắc, Gia Lai, Công Tum, Lâm Đồng. Loại củ tròn nhấn còn có tên trái bí kỳ nam, hay kỳ nam kiến củ có gai còn mang tên kỳ nam gai, ổ kiến.

Thành phần hoá học

Sơ bộ thấy nước ép củ kiến kỳ nam có chứa rất nhiều muối vô cơ (có lẽ do kiến tha về), vết ancaloit (Phân viện dược liệu tp. Hồ Chí Minh, 1981).

Công dụng và liều dùng

Theo kinh nghiệm nhân dân kiến kỳ nam dùng chữa các bệnh về gan, thận, ăn uống kém, da vàng xám, mệt mỏi, uể oải. Ngày dùng 10-16g dưới dạng thuốc sắc. Có người dùng ngâm rượu.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!