Cây Hy Thiêm – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

381
Cây Hy Thiêm
Cây Hy Thiêm
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Hy Thiêm trang 511-687 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là cỏ đĩ, cứt lợn, hy kiểm thảo, hy tiên, niêm hổ thái, chư cao, hổ cao, chó đẻ, nụ áo rìa.

Tên khoa học Siegesbeckia orientalis L. (S. glutinosa Wall., Minyranthes heterophylla Turcz.).

Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae).

Cây này đầu tiên thấy dùng ở nước Sở (một nước cổ ở miền nam Trung Quốc), dàn nước này. gọi lợn là hy, gọi cỏ đắng cay có độc là thiêm, vì khí vị cay này như mùi lợn, do đó có tên. Chữ cứt lợn là dịch nghĩa Việt của tên cây, nhưng chỉ cần chú ý tên cứt lợn còn dùng chỉ một cây khác thuộc họ Cúc (xem vị này ở mục các thuốc chữa bệnh phụ nữ) để tránh nhầm lẫn trong khi sử dụng.

Tên cỏ đĩ vì hoa cây này có chất dính, khi người ta đi qua, nó dính theo người ta.

Hy thiêm thảo (Herba Siegesbeckiae) là toàn cây hy thiêm phơi hay sấy khô.

Mô tả cây

Cỏ sống hàng năm, cao chừng 30-40cm, đến 1m, có nhiều cành, có lòng tuyến. Lá mọc đối cuống ngắn, hình 3 cạnh hay thuôn hình quả trám, đầu lá nhọn, phía cuống cũng thót lại, mép có răng cưa, mặt dưới hơi có lồng, dài 4-10cm, rộng 3- 6cm. Cụm hoa hình đầu, màu vàng, cuống có lông tuyến dính. Có 2 loại lá bắc không đều nhau: Lá bắc ngoài hình thìa dài 9-10mm, mọc toả ra thành hình sao, có lông dính, các lá bắc trong dài 5mm, họp thành một tổng bao tất cả đều mang lông tuyến dính. Quả bế đen hình trứng, 4-5 cạnh dài 3mm, rộng 1mm.

Mùa hoa: tháng 4-5 đến tháng 8-9, mùa quả các tháng 6-10.

Cây Hy Thiêm
Cây Hy Thiêm

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây này mọc hoang ở khắp các tỉnh trong nước ta. Có mọc và được dùng cả ở Trung Quốc, Nhật Bản, châu Úc, Philipin và nhiều nước khác. Tác dụng chữa bệnh nhanh chóng nên có nước gọi nó là “cây chữa bệnh nhanh”, “cỏ của trời”.

Vào các tháng 4-5 hay tùy từng địa phương, hải vào lúc cây chưa ra hoa, đem về phơi khô trong mát hay ngoài nắng, bó thành từng bó nhỏ.

Thành phần hoá học

Theo Wehmer (1931, Die Pflanzenstoffe Bd.. II: 1224) trong hy thiêm có một chất đắng, không phải là ancaloit hay glucozit,mà là darutin. Sự nghiên cứu cấu tạo hoá học chưa kỹ lắm, người ta cho đó là một dẫn xuất của axit salixylic.

Công dụng và liều dùng

Theo tài liệu cổ, hy thiêm vị đắng, tính hàn, hơi có độc, vào 2 kinh can và thận. Có tác dụng khử phong thấp, lợi gân cốt. Chữa chân tay tê dại, lưng mỏi, gối đau, phong thấp. Những người tê đau mà do âm huyết không đủ không dùng được. Hiện nay vị thuốc mới được dùng trong phạm vi nhân dân, làm thuốc chữa đau nhức, tê thấp, nhức xương, yếu chân, bản thân bất toại, gân cốt nhức lạnh, lưng gối tê dại.

Còn dùng giã đắp tại chỗ chữa nhọt độc, ong đốt, rắn cắn.

Ngày dùng 6-12g dưới hình thức thuốc sắc. thuốc viên hay thuốc cao mềm. Có thể tăng tới liều 16g một ngày.

Đơn thuốc có hy thiêm

Viên hy thiêm chữa bán thân bất toại:

Lá và cành non hy thiêm hái trước khi ra hoa (không kể nhiều ít) sao vàng tán bột. Thêm một vào viên thành viên to bằng hạt ngô. Ngày uống 3-6g viên này, nếu uống được rượu thì nên dùng rượu để chiêu thuốc. Uống vào sau bữa ăn, chữa bán thân bất toại, miệng mắt méo do cảm gió, mất tiếng (đơn thuốc kinh nghiệm cổ truyền).

Chữa phát bới, mọc mụn đầu đinh ở sau lưng:

Hy thiêm thảo, ngũ trảo long, tiểu kế, đại trán, các vị bằng nhau, mỗi thứ 4g. Giã nát, dội chén rượu nóng vào, vắt lấy nước uống (đơn thuốc ghi trong Càn khôn sinh ý).

Chú ý:

Trong Bản thảo cương mục có ghi dùng cây này phải nấu và phơi chín lần mới tốt, dùng tươi có thể gây nôn mửa.

Đừng nhầm cây này với cây cứt lợn (Ageratum conyzoides L..) nhân dân ta vẫn dùng nấu với bố kết để gội đầu và vò uống lá tươi chữa bệnh để xong máu chảy không ngừng hay bệnh rong kinh (xem vị này).

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!