Cây Hoa Nhài – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

116
Cây Hoa Nhài
Cây Hoa Nhài
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Hoa Nhài trang 808-809 tải bản PDF tại đây.

Còn có tên là nhài đơn, nhài kép, mạt lị.

Tên khoa học Jasminum sambac Ait. (J. fragrans Salisb.)

Thuộc họ Nhài Oleaceae.

Mô tả cây

Cây hoa nhài là một cây nhỏ, nhiều cành mọc xoà ra. Lá hình trái xoan nhọn ở đầu và ở phía cuống, dài 3-7cm, rộng 20-35mm, 2 mặt đều bóng, khe các gân phu ở mặt dưới có lồng. Cụm hoa mọc ở đầu cành ít hoa. Quả có 2 ngăn, hình cầu, đường kính 6mm màu đen, quanh có đài phủ lên.

Phân bố, thu hái và chế biến

Được trồng khắp nơi ở Việt Nam để lấy hoa dùng ướp chè hay để làm thơm thức ăn. Muốn dùng rễ, đào lên rửa sạch đất cát. Phơi hay sấy khô mà dùng. Có thể đào rễ quanh năm nhưng tốt nhất vào thu đông. Người ta còn dùng hoa và lá.

Cây Hoa Nhài

Thành phần hoá học

Trong hoa có một chất béo thơm chừng 0,08%. Thành phần chủ yêu của chất béo thơm đó là chất parafin, este formic axeticbenzoic-linalyl, este anthranili metyl và indol.

Các bộ phận khác: Chưa có tài liệu nghiên cứu.

Tác dụng dược lý

Chưa có tài liệu nghiên cứu.

Trong sách cổBản thảo cương mục có ghi “Muốn làm cho người mê đi trong một ngày, cho người đó uống rượu có chừng 3cm rễ cây nhài, nếu muốn cho mẽ trong hai ngày cho uống gấp hai nghĩa là đoạn rễ dài 6cm.

Hiện đại thực dụng trung được (1957) cũng có ghi “Rễ nhài có tác dụng ma tuý (mê) ngâm rượu uống sẽ hôn mê bất tỉnh”, chú ý kiểm tra lại.

Công dụng và liều dùng

Ít dùng làm thuốc. Có nơi sắc hoa dùng rửa mắt, hoặc pha như pha chẻ hay sắc uống chữa lỵ. Liễu dùng 2-4g hoa khô. Có khi người ta giã là vắt lấy nước trộn với lòng trắng trứng đắp lên mắt. Chú ý nghiên cứu.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!