Cây Gắm (Dây Sót) – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

140
Cây Gắm
Cây Gắm
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Gắm trang 679 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là dây sót, dậy mấu, dây gắm lót, vương tôn.

Tên khoa học Gnetum montanum Mgf.. (Gnetum scandens Roxb, Gnetum edule Kurz. Gnetum latifolium Parl.)

Thuộc họ Dây gắm Gnetaceae.

Mô tả cây

Cây gắm là một loại dày mọc leo trên các cây to tới 10-12m, thân rất nhiều mẫu. Lá mọc đối hình trứng, thuôn, dài tới 30cm, rộng 12cm. Hoa khác gốc. Nón đực mọc thành chùm dài 8cm ở các mẫu cành, phân nhánh 2 lần. Nón cái gồm nhiều “hoa”: Mọc vòng từ 20 hoa một. Quả có cuống ngắn, dài 12-26mm, rộng 11-13mm, bóng, trên phủ một lớp như sáp.

Cây Gắm
Cây Gắm

Phân bố, thu hái và chế biến

Dây gắm mọc hoang tại các vùng rừng núi khắp nước ta, lạnh như rừng Sapa hay nóng như rừng Hà Giang, Tuyên Quang, Hà Tây đều có gặp. Thường người ta dùng quả để ăn, dạy để làm chạc hay thừng buộc thuyền bè và làm thuốc.

Thành phần hoá học

Chưa thấy có tài liệu nghiên cứu

Công dụng và liều dùng 

Trong nhân dân thường dùng dây gắm sắc uống làm thuốc giải các chất độc như bị sơn ăn, ngộ độc. Còn được dùng làm thuốc chữa sốt và sốt rét.

Ngày dùng 15 đến 20 hay 30g dưới dạng thuốc sắc hay ngâm rượu.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!