Cây Đậu Chiều (Đậu Săng, Đậu Cọc Rào) – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

177
Đậu Chiều
Đậu Chiều
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Đậu Chiều trang 262-263 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là Đậu Săng, Đậu Cọc Rào, Sandekday (Campuchia).

Tên khoa học Cajanus indicus Spreng. 

Thuộc họ Cánh bướm Fabaceae (Papilionaceae).

Mô tả cây

Cây nhỏ, cao 1-3m. Cành có những đường nổi dọc, mặt trên xanh thẫm, mặt dưới rất nhạt.

Hoa màu vàng hay điểm những đường dọc tía mọc thành chùm ở kẽ lá. Quả dài đầu nhọn, hơi có lông, dài 4-7cm rộng 8-12mm, với 2 đến 3 vết lõm chạy chéo trên quả. Hạt 3-5 màu trắng nhạt, điểm đen, nâu hay đỏ nhạt tùy theo loại Mùa hoa quả: tháng 1-3 

Đậu Chiều
Đậu Chiều

Phân bố, thu hái và chế biến 

Cây mọc hoang dại và được trồng làm hàng rào tại chiều nơi, nhất là những nơi có thể nuôi được cánh kiến đỏ, thì cây đậu chiều là một cây chủ hay trồng nhất và cho cánh kiến tốt nhất.

Người ta dùng hạt và rễ làm thuốc. Hạt thu ở những quả chín, rễ đào quanh năm, đào về rửa sạch, thái mỏng, phơi hay sấy khô.

Thành phần hóa học

Chưa thấy tài liệu nghiên cứu.

Công dụng và liều dùng

Hạt đậu chiều được dùng làm thực phẩm, một nguồn protit thực vật như nhiều loại đậu khác. Nhưng phải chú ý tránh dùng những loại hạt chứa nhiều axit xyanhydric.

Ngoài công dụng thực phẩm, hạt và rễ đậu chiều được dùng làm thuốc chữa sốt giải độc tiêu thũng hay đái đêm.

Ngày dùng 10 đến 20g rễ hay hạt dưới dạng sắc uống.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!