Cây Đằng Hoàng (Vàng Nhựa, Vàng Nghệ) – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

244
Cây Đằng Hoàng
Cây Đằng Hoàng
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Đằng Hoàng trang 471-472 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là Vàng Nhựa, Vàng Nghệ, Gommegutte, Đom Rộng, Cam Rông, Roeng (Campuchia).

Tên khoa học Garcinia hanburyi Hook. f [Cambogia gutta Lour. (non L.)]

Thuộc họ Măng cụt Clusiaceae (Guttiferae).

Đừng nhầm vị đằng hoàng (Gomme gutte) với vị hoàng đằng (xem vị Hoàng Đằng). Đằng hoàng là vị thuốc được dùng cả trong đông y và tây y. Các tài liệu cổ của Trung Quốc đã ghi từ thế kỷ thứ X và trong Bản thảo cương mục của Lý Thời Trân (Trung Quốc) có ghi vị này (Thế kỷ XVI). Đàng hoàng được dùng ở châu Âu vào năm 1603 (lúc đầu người ta cho đây là dịch mủ của một cây loại xương rồng, mãi tới 1864 Hanburyi mới nghiên cứu xác minh cẩn thận).

Mô tả cây

Cây to cao 10-20cm, thân nhẫn, thẳng đứng, cảnh ngã xuống đất. Lá mọc đối, cuống ngắn, hình bầu dục hay hình mác, hai đầu hơi tù, phiến lá đai, nguyên nhấn, dài 10-20cm, rộng 3-10cm. Hoa khác gốc, hoa đực mọc ở nách lá, đơn độc hay tụ thành 36, có cuống, có lá kèm nhỏ, hoa cái mọc ở nách lá, đơn độc, to hơn hoa đực. Quả mọng hơi hình cầu, đường kính 2-5cm, phía cuống có đài tồn tại, 4 ngăn, mỗi ngăn có một hạt hơi cong hình cung. Mùa hoa: tháng 12-1, mùa quả tháng 2-3 

Cây Đằng Hoàng
Cây Đằng Hoàng

Phân bố, thu hái và chế biến

Theo những tài liệu cũ thì cây chỉ mới thấy mọc ở miền Nam nước ta, ở Campuchia và Thái Lan.Cần chú ý phát hiện ở miền Bắc. Còn được trồng ở Giava (Indonexya) và Singapore. 

Tất cả các bộ phận của cây đều có những ống bài tiết nằm trong mô vỏ, trong libe, tuỷ và cả trong mô gỗ. Thường sau mùa mưa (ở miền Nam, vào các tháng 1-5) người ta dùng rìu khía thành vòng xoắn ốc trên thân những khía sau vài milimet từ dưới đất lên đến cành thứ nhất. Một chất dịch mủ màu vàng chảy ra được hứng vào các ống tre, sau một thời gian nhựa mủ đặc lại. Hơ nóng đều ống tre cho nước bốc hết đi. Chẻ lấy vị đằng hoàng. Mỗi cây mỗi năm có thể cho ba thỏi đằng hoàng dài 0,50m, đường kính 4cm. Loại đằng hoàng thỏi này. được chuộng nhất trên thị trường tiêu thụ. Nhưng  có khi vị đằng hoàng còn đang mềm, người ta nặn thành bánh hay thành miếng to nhỏ không đều, có nơi người là uốn cong cả cành đàng hoàng, cắt đầu cho nhựa mủ chảy ra, hứng vào ống tre hay vai rồi chế thành đồng hoàng thời hay miếng như trên.

Vị đằng hoàng thỏi thường là những thời dài 15- 20cm, đường kính 3-6cm, trên mặt thường có những khía dọc dấu vết của ống tre, trên mặt có bụi màu vàng nhạt, đằng hoàng dễ vỡ, vết vỡ bóng hay mờ, màu vàng hay sâm hay vàng cam nâu nhạt. Khi miết ngón tay ướt lên vị đàng hoàng ta sẽ thấy tay có màu vàng tươi, soi trên kính hiển vi sẽ thấy những giọt hình cầu ngả màu nâu khi thêm im. Đảng hoảng tan trong cồn (cho màu đỏ), trong ete (cho màu vàng), Đun nóng mềm ra nhưng không chảy lỏng và chảy không cho mùi gì đặc biệt. Vị hắc, mùi không rõ. Đằng hoàng cục thường nặng 1-1,5kg, cũng có những tính chất như đằng hoàng thỏi nhưng thường không tính khiết bằng, thường bị pha trộn (với tinh bột 6-20%).

Ngoài vị đằng hoàng trích ở cây đằng hoàng Garcinia hanburyi, người ta còn khai thác cả ở những cây Garcinia morella var sessilis (gôm gut ở Xrilanca) thường thành từng cục nhỏ, hoặc đồng hoàng lấy ở cây Garcinia pictoria Roxb., Garcinia travancorina khai thác ở phía nam Ấn Độ. Những loại đẳng hoàng này ít có giá trị hơn, nhưng gợi ý cho ta có thể dùng một số loài Garcinia hiện có sẵn ở miền Bắc cũng có nhựa mủ màu vàng,

Khi mua đằng hoàng thường người ta đòi hỏi vị đằng hoàng phải có ít nhất 70% nhựa tan trong cồn 90, không quá 1% tro. Một phần bột đảng hoàng trộn với năm phần nước phải cho một nhũ dịch bền vững khi thêm amoniac phải trở thành trong và ngả màu vàng đỏ vàng cam sẫm, dung địch này khi thêm axit clohydric có thừa phải không màu hoặc tủa màu vàng

Trong đằng hoàng có 70-80% chất nhựa, 18 đến 24% chất gồm, ngoài ra còn có tinh dầu, một phenolic.

Chất nhựa dưới dạng bột có màu vàng, khi thêm kiềm ngả màu đỏ, không tan trong nước, tan trong cồn, ete, dung dịch kiềm nhẹ. Từ nhựa người ta chiết được ba loại axit gacxinolic a. B và Y. Axit gambodgic (do chữ gambodge tiếng Anh có nghĩa là đồng hoàng). Gần đây Auterboft còn chiết được B guttilacton là một xanthon phức tạp. Chất gồm gần giống gồm arabic, rất tan trong nước, chứa một men oxydaza, quay cực trái.

Tác dụng dược lý 

Thuốc tẩy rất mạnh: Với liều 0,1 đến 0,2g đã cho phân lỏng, với liều 0,25 đến 0,40g phân rất nhiều, đau bụng và có khi nôn, với liều cao nữa thì độc (nôn, viêm dạ dày và ruột) có khi đến chết sau khi đau bụng nặng phân có máu… Đàng hoàng chỉ có tác dụng ở khu vực ruột khi tiếp xúc với chất béo và với mặt nhưng không có tác dụng thông mật.

Công dụng và liều dùng

Đàng hoàng hiện nay ít dùng. Trước đây dùng làm thuốc tẩy nhẹ với liều 0,10-0,15g. Với liều 4g có thể chết.

Tại Campuchia người ta dùng chữa cảm và viêm phế quản.

Ngoài ra còn có tác dụng tẩy giun và tẩy sán.

Trong công nghiệp dùng trong sơn, vẽ màu và chế vecni phủ lên kim loại.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!