Cây Dâm Bụt (Bụp) – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

391
Dâm Bụt
Dâm Bụt
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Dâm Bụt trang 99, tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là bụp (miền Nam), xuyên can bì.

Tên khoa học Hibiscus rosa-sinensis L.

Thuộc họ Bông Malvaceae.

Mô tả cây

Dâm bụt là một cây nhỡ, cao từ 1 đến 2 mét. Lá đơn, mọc cách, có lá kèm, phiến lá khía răng cưa. Hoa to, mọc đơn độc, đều, lưỡng tính, màu đỏ. Tiểu đài 6-10. Đài gồm 5 lá đài, màu lục dính vào nhau. Tràng 5, rời nhau, phiến rộng, mỏng hẹp. Bộ nhị đơn thể gồm nhiều nhị dính liền nhau bởi chỉ nhị thành một ống dài mang những bao phấn chỉ có một ổ phấn. 5 lá noãn dính nhau thành một bầu thượng 5 ô, mỗi ô chứa hai day noãn theo kiểu đính noãn trưng trụ. Vòi dài nằm trong ống nhị, đầu nhụy có 5 núm. Quả là một nang

Cây dâm bụt
Cây dâm bụt

Phân bố

Trồng khắp nơi trong Việt Nam để làm cảnh và làm hàng rào. Còn mọc ở Malaixia, Philipin, Indonexia.

Thành phần hóa học

Chưa thấy có tài liệu nghiên cứu .

Sơ bộ nghiên cứu, chúng tôi thấy trong hoa dâm bụt có chất antoxyanozit, lá có chất nhầy.

Công dụng và liều dùng

Nhân dân rất hay dùng lá và hoa tươi giã nhỏ với một ít muối đắp lên những mụn nhọt đang nung mủ, khô thuốc lại thay. Mụn nhọt sẽ đỡ nhức và chóng vỡ mủ.

Lá và hoa dâm bụt
Lá và hoa dâm bụt

Vỏ rễ dâm bụt sắc với nước dùng uống để chữa xích và bạch lỵ, bạch đới khí và để rửa mụn nhọt.
Tại Trung Quốc người ta dùng vỏ rễ làm thuốc điều kinh, tẩy máu.

Chú thích

Tại Trung Quốc và ở nước ta cũng có nơi dùng cây hồng cận biếc hay mộc cận (Hibiscus syriacus L. hoặc Hibiscus chinensis DC.) với cùng một công dụng. Cây này là một cây nhỡ cao 3- 5m. Lá hình trái xoan, 3 thuỳ cắt không đều, phía trên có răng cưa dài 8cm rộng 6cm. Hoa Đơn độc, màu trắng hồng, tím hoặc tía.

Tại Malaixia người ta dùng cây này pha nước uống như pha chè để thông tiểu tiện và chữa mẩn ngứa.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!