Cây Cúc Áo (Cây Hoa Cúc Áo) – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

358
Cây cúc áo
Cây cúc áo
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Cúc áo trang 579-780 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là cây hoa cúc áo, ngổ áo, nụ áo lớn, phát khát (Vientian), cresson de Para.

Tên khoa học Spilanthes acmella L. Murr., (Verbesina acmella L., Eclipta prostrata Lour non L.). 

Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae)

Mô tả cây

Cây cúc áo là một loại cây nhỏ, cao chừng 0,40 đến 0,70m. Lá hình trứng thon dài hoặc hình trứng, mép có răng cưa to hay hơi lượn sóng. phiến lá dài 3-7cm, rộng 1-3cm. Cụm hoa hình đầu, mọc ở đầu cành, hơi hình nón, màu vàng. dài 10-15mm. Quả bế màu nâu, mép có gờ, màu nhạt, dài 2-8mm, dẹt.

Cây cúc áo
Cây cúc áo

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây cúc áo hiện mọc hoang ở khắp các nơi đất ẩm ở nước ta. Chưa được trồng; còn mọc ở các nước khác như Lào, Campuchia, Philipin, Miến Điện, Malaysia, Ấn Độ. Người ta cho rằng cây này nguồn gốc ở Nam Mỹ.

Toàn cây có vị cay tẻ, cây mọc hoang cay tế hơn cây trồng. Đặc biệt cụm hoa có vị rất cay, tê nóng, gây chảy nước dãi rất nhiều.

Thường người ta dùng hoa tự hải vào mùa hè và thu. Có nơi dùng toàn cây. Dùng tươi hay phơi khô.

Thành phần hoá học

Trong cụm hoa cũng như trong toàn cây cónchứa một tinh dầu mùi cay hăng. Thành phần chủ yếu của tinh dầu là chất spilanten C15H30 (một chất tecpen đặc biệt) và một chất rượu gọi là spilantola C17H64N2O. Từ 5kg cụm hoa, các tác giả Nhật Bản, Ý Asahina và M. Asens (Năm 1920), đã lấy ra được 50g spilantola thô. Chất này tác dụng với axit clohydric cho một bazơ gọi là isobutylamin có công thức C4H11N.

Hydro hóa, spilantola sẽ cho hydrospilantola. Dưới tác dụng của hơi axit clohydric ép, hydrospilantola cho isobutylamin và một hỗn hợp axit béo: axit dexylic C10H20O2, và axit nonylic C9H18O2.

Công dụng và liều dùng

Trong nhân dân, công dụng phổ biến nhất là dùng cụm hoa giã nhỏ, ngâm rượu để ngậm khi bị nhức răng, sâu răng, thuốc sẽ làm đỡ đau, có nơi đã dùng thay thuốc tê để nhổ răng. Có nơi còn dùng lá giã đắp trên mi mắt bị sưng đau.

Cây này còn được nhiều nước dùng làm thuốc: Như ở Malaysia người ta sắc lá này đắp lên đầu chữa bệnh nhức đầu. Tại Ấn Độ người ta dùng cây này chữa nhức đầu, các bệnh ở cổ họng và răng lợi. Theo Tavera, tại Philipin, người ta dùng rễ làm thuốc tẩy với liều 4 đến 8g, sắc với một bát nước. Nước sắc lá còn dùng để rửa những nơi lở ghẻ, mẩn ngứa. Cũng tại Philipin. theo Tavera người ta dùng uống trong để làm thuốc thông tiểu tiện và có khả năng tiêu được sỏi thận.

Nước ép của lá hay nước sắc của lá có thể dùng đắp lên các vết thương, vết loét.

Có nơi còn dùng ăn như món rau và cho rằng có tác dụng chữa bệnh scobut (chảy máu chân răng).

Đơn thuốc có cây cúc áo dùng trong nhân dân

Chữa hóc xương gà, xương cá:

Hoa hoặc lá cây cúc áo 50g, lá mảnh cộng 50g. lá dưa chuột mà 50g, dấm thanh 3 thìa cà phê (chừng 20ml). Ba thứ lá hái tươi về rửa sạch, giã nát, , thêm dấm thành vào, trộn đều, đợi 20 phút, vắt lấy một chén con nước. Cho bệnh nhân uống một ít nhưng chủ yếu là ngậm. Ngày chỉ ngâm 1 liệu trên. Nặng có thể ngậm tới 3 liều (kinh nghiệm của cụ Hà Thị Oanh, Y học thực hành 8-1962, 21).

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!