Cây Cơm Nếp – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

246
Cây Cơm Nếp
Cây Cơm Nếp
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Cơm Nếp trang 903-904 tải bản PDF tại đây.

Tên khoa học Strobilanthes acrocephalus T. Anders.

Thuộc họ Ô rô Acanthaceae.

Mô tả cây

Cây cỏ, thân mềm, mọc bò, ở mỗi mẫu đốt thân phình lên. Lá mọc đối, mép khía răng cưa tròn và nhăn nheo, hai mặt đều có lồng thưa, để héo có mùi thơm như mùi cơm nếp (do đó có tên). Hoa trắng, mọc thành bông ở kẽ lá hay đầu cành. Mùa hoa quả: tháng 3-5

Cây Cơm Nếp
Cây Cơm Nếp

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây mọc hoang dại thành bãi dưới tán rừng thưa, nơi ẩm mát. Người ta dùng toàn cây, trừ bỏ rễ, cắt thành từng đoạn, phơi hay sấy khô.

Mùa thu hái gắn như quanh năm, nhưng tốt nhất vào mùa hè.

Thành phần hóa học

Chưa thấy tài liệu nghiên cứu.

Công dụng và liều dùng

Dùng làm thuốc lợi sữa, bồi dưỡng cho phụ nữ sau khi đẻ: Ngày dùng 15-30g dưới dạng thuốc sắc.

Còn dùng làm thuốc an thần, chữa đau đầu khó ngủ.

Dùng ngoài: Giã nát dùng riêng hay phối hợp với một số cây thuốc khác để bó gãy xương.

Chú thích: Tuy mang tên cơm nếp nhưng nhân dân hầu như không dùng làm thơm thức ăn vì có độc. Để làm thơm bánh kẹo người ta dùng Cây Lá Dứa được giới thiệu sau đây

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!