Cây Cổ Bình (Cây Hồ Lô Trà, Thóc Lép) – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

218
Cây Cổ Bình
Cây Cổ Bình
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Cây Cổ Bình trang 714-715 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là hố lô trà, cây mũi mác, cây cổ cò, thóc lép.

Tên khoa học Desmodium trique-trum (L.) DC.

Thuộc họ Cánh bướm Fabaceae (Papilionaceae).

Mô tả cây

Cây nhờ hóa gỗ ở gốc, cao 0,50-2m. Thân cành ba cạnh, có vài lồng cứng trên các cạnh. Lá một lá chét, có hai mũi nhọn cong thành hình kim ở gốc của lá chét, lá chét hình ba cạnh, dài, cụt, hình tim ở gốc, lá kèm hình ba cạnh nhọn, dạng vảy. Cụm hoa ở nách hay ở ngọn thành chùm làm thành một chùy ở ngọn. Hoa màu hồng, xếp 1-2 cái một. Đài nhẵn chia 4 thùy. Cánh cờ hình mắt chim, cánh bên hình trái xoan

ngược, cánh thìa nhỏ hình mỏ cong. Nhị một bó, bầu có lông mềm, quả thẳng có lông màu tro mềm hơi cong ở các mép, chia 6-8 đốt. Mùa hoa: Tháng 6-9.

Cây Cổ Bình
Cây Cổ Bình

Phân bố, thu hái và chế biến

Mọc hoang dại phổ biến trên các đồi cỏ và đổi sim mua khắp mọi nơi ở nước ta. Còn thấy ở Trung Quốc, Ấn Độ. Người ta thu hái toàn cây vào mùa hạ và thu. Dùng tươi hay phơi hoặc sấy khổ mà dùng.

Thành phần hóa học

Trong cây có cumarin, hợp chất phenol axit hữu cơ và tanin (Quảng Châu thị dược phẩm kiểm nghiệm sở, Nông thôn trung thảo dược chế tễ kỹ thuật, 1971, 250).

Công dụng và liều dùng

Cây thuốc này hầu như chưa thấy ghi trong những tài liệu cổ mà chỉ thấy trong nhân dân người ta dùng cây này với tính chất một vị thuốc có vị đắng, tính hơi mát, tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, hóa đờm, tiêu tích, sát trùng.

Trẻ con tiêu hóa kém, cam tích: Dùng riêng hay phối hợp với bạch mao căn, cam thảo, tất cả tán bột cho uống.

Ngày dùng 10-20 g dưới dạng thuốc sắc. Chữa phế ung (họ có đờm xanh (mủ): Ngày dùng 10-15g dưới dạng thuốc sắc, dùng riêng hay phối hợp với xạ can, qua lâu.

Chữa viêm gan, viêm thận, thủy thũng, viêm ruột đi ỉa lỏng.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!