Cây Thóc Lép (Cỏ Cháy) –   Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

533
Cây Thóc Lép (Cỏ Cháy)
Cây Thóc Lép (Cỏ Cháy)
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Thóc Lép trang 144 – 145, tải bản PDF tại đây.

Còn có tên là cỏ cháy, bài ngài.

Tên khoa học Desmodium gangeticum DC.

Thuộc họ Cánh bướm Fabaceae (Papilionaceae).

Cây Thóc Lép
Cây Thóc Lép

Mô tả cây

Cây loại cỏ cao tới 1,30m. Cành mọc vươn dài. Lá chỉ gồm một lá chét, mặt trên nhẵn, mặt dưới có lông. Cụm hoa thưa dài 12-30cm, gồm nhiều hoa nhỏ.

Nhiều quả không cuống chia làm 7-8 đốt, mỗi đốt đựng một hạt, đốt có cạnh, một cạnh khum tròn, một cạnh thẳng. Khi ta đi qua quả dính vào quần do trên quả có những lông móc.

Hình ảnh hoa cây Thóc Lép
Hình ảnh hoa cây Thóc Lép

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây mọc hoang dại ở vùng rừng núi. Mùa hoa quả vào các tháng 2-5. Nhân dân dùng rễ tươi hay phơi hoặc sấy khô. Thu hái quanh năm, thái móng phơi hay sấy khô.

Thành phần hóa học

Chưa thấy tài liệu nghiên cứu.

Công dụng và liều dùng

Nhân dân dùng rễ thóc lép chữa những vết loét vết thương, rắn cắn, phù thũng, lợi tiểu.

Ngày dùng 6 đến 16g dưới dạng thuốc sắc hay giã nát, (tươi) vắt lấy nước uống. Dùng ngoài không kể liều lượng.

Đơn thuốc có thóc lép

Chữa phù thũng

Rễ thóc lép 12g, lá cối xay 8g. Thêm 300ml nước. Đun sôi, giữ sôi 30 phút, chia làm 3 lần uống trong ngày.

Chữa vết loét

Rễ thóc lép 30g, nước 200ml. Đun sôi, giữ sôi 15 phút. Dùng rửa vết loét, vết thương

Chữa rắn cắn

Rễ thóc lép tươi 20g, gãi nát vắt lấy nước uống. Bã đắp lên nơi rắn cắn. Ngày dùng 2 lần.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!