Cây Cảo Bản – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

319
Cảo Bản
Cảo Bản
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Cảo Bản trang 95 – 96, tải bản PDF tại đây.

Cảo bản là một vị thuốc tương đối thông dụng trong đông y. Vì gốc cây như gốc lúa (cảo – lúa, bản – gốc) do đó có tên cảo bản. Trên thị trường có 2 loại cảo bản.

1. Bắc cảo bản. Rhizoma et Radix Ligustici jeholensis còn gọi là hương cảo bản là thân rễ và rễ của cây liêu cảo bản Ligusticum jeholense Nak. et Kitaga (Cnidium jeholense Nak. et Kitaga), thuộc họ Hoa tán Apiaceae (Umbelliferae).

2. Tây khung cảo bản – Rhizoma et Radix Ligustici sinensis – còn gọi là tây khung là thân và rễ của cảo bản hay tây khung Ligusticum sinense Oliv, cũng thuộc họ Hoa tán Apiaceae (Umbelliferae).

Ở nước ta các lương y thường không để ý phân biệt và chỉ dùng chung với tên cảo bản vì cho đến nay ở nước ta chưa trồng và khai thác cảo bản.

Mô tả cây

Cây liêu cảo bản (Ligusticum jeholense) là một cây sống lâu năm, cao 0,15-0,16m thân rễ ngắn, toàn cây rất thơm, thân mọc thẳng đứng, phía dưới có đường kính 3-5mm, thường có màu tím. Lá 2 lần kép lông chim mép có răng cưa, cuống lá phát triển thành bẹ ôm lấy thân. Cụm hoa hình tán kép 6-19 cuống tán, dài ngắn không đều, tán nhỏ mang chừng 20 hoa nhỏ màu trắng. Quả gồm 2 phân quả dính nhau, hình thoi, dài chừng 5mm trên mỗi phân qua có 5 sống dọc, mặt tiếp giáp phẳng

Cây cảo bản
Cây cảo bản

Cây tây khung (Ligusticum sinense) cũng là một cây sống lâu năm. Lá mọc so le 2-3 lần xẻ lông chim kép, cuống lá dài 9-12cm phía dưới ôm lấy thân cây. Cụm hoa hình tán kép, mỗi tán 16-20 cuống, mỗi tán nhỏ mang nhiều hoa nhỏ màu trắng. Quả cũng gồm 2 phân quả mỗi phán quả cũng có 5 sống chạy dọc, nhưng giữa sống của quả tay khung có tới 3 ống tinh dầu, trong khi đó quả liêu cảo bản chỉ có một ống tinh dầu.

Phân bố, thu hái và chế biến

Hiện nay ta còn phải nhập của Trung Quốc. Tại Trung Quốc, liều cảo bản chủ sản ở Hà Bắc, rồi đến Sơn Tây, Liêu Ninh, Cát Lâm, Nội Mồng. Loại này vừa dùng trong nước, vừa để xuất khẩu một ít.

Vào các tháng 4-10 đào lấy rễ và thân rễ, cắt bỏ phần trên mặt đất, rửa sạch đất cát, phơi khô.

Rễ cảo bản
Rễ cảo bản

Thành phần hóa học

Trong cảo bản của Trung Quốc chỉ mới biết có chứa tinh dầu, các thành phần khác chưa thấy tài liệu nghiên cứu.

Trong một loại cảo bản của Nhật Bản có tên khoa học là Northosmymium japonicum Miq. cùng họ hoa tán (Umbelliferae) người ta đã thấy có chừng 1,3% tinh dầu; trong tinh dầu thành phần chủ yếu là nothosnymola 2-4 (CH3O)2C6H3 CH=CH-CH3 chất đimetoxyalylbenzola và một lượng nhỏ axit panmitinic.

Công dụng và liều dùng

Cảo bản chỉ mới thấy dùng trong phạm vi đông y

Tính chất cao bản theo các tài liệu cổ như sau: Vị cay, ổn, không độc, có năng lực tán phong, hàn, thấp tà, chữa chứng nhức óc, là thuốc khu phong, táo thấp, chữa ung nhọt, thường dùng chữa chứng âm hộ lạnh, sưng đau nhức, nhức đầu, còn dùng gội đầu cho sạch gầu.

Ngày dùng 3 đến 6g dưới dạng thuốc sắc; dùng ngoài không có liều lượng nhất định.

Đơn thuốc có cảo bản dùng trong đông y

Chữa trẻ con ghẻ lở, chốc đầu

Sắc nước cảo bản dùng tắm và giặt quần áo.

Chữa nhiều gầu

Cảo bản, bạch chỉ hai vị bằng nhau tán nhỏ đem sát vào đầu, sáng hôm sau gội đầu, thì chóng hết gầu.

Chữa nhức đầu, thiên đầu thống

Cảo bản 6g, xuyên khung 3g, phòng phong 5g, bạch chỉ 3g, tế tân 2g, cam thảo 3g, nước 600ml, sắc còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày, sau khi ăn cơm xong, uống lúc còn nóng.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!