Cây Cải Bắp – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

223
Cải Bắp
Cải Bắp
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Cải Bắp trang 504-506 tải bản PDF tại đây.

Tên khoa học Brassica oleracea L. var capitata DC.

Thuộc họ Cải Brassicaceae.

Mô tả cây

Cây thảo có lá áp sát vào nhau tạo thành một bắp sít chặt ở ngọn thân cây thành hình đầu với đường kính 25-30cm trước khi nở hoa. Hoa thành chùm có phân nhánh. Lá đài dựng đứng, nhị gần bằng nhau. Quả loại cải, hẹp và dài, trên có một mô hình nón, mảnh vỏ lối có 1-3 gần. Hạt nâu, nhẵn, xếp thành một dãy. Lá mầm hình thận, có hai thủy, gập đối.

Cải Bắp
Cải Bắp

Phân bố, thu hái và chế biến

Cải bắp được trồng ở khắp nước ta chủ yếu để lấy lá làm rau vào mùa đông. Năm 1948 người ta phát hiện trong bắp cải tươi có một chất chống loét (antipeptic ulcer diatary) còn gọi là Vitamin U có khả năng chữa lành khá mau chóng các ổ loét nhân tạo gây được trong bộ máy tiêu hóa của chim, chuột bạch, do đó cải bắp được dùng làm thuốc chữa loét, viêm dạ dày và ruột. Dùng làm rau hay làm thuốc đều dưới dạng lá tươi, do đó chủ yếu thu hoạch vào mùa đông. hay ở những vùng khí hậu lạnh.

Thành phần hoá học

Trong bắp cải có 90% nước, 1,8% protit, 5,4% gluxit, 1,6% xenluloza, 1,2% trò. Hàm lượng muối khoáng bao gồm 48mg% canxi, 31mg% P. 1.1mg% Fe. Không thấy có caroten nhưng có 30mg% vitamin C, 0,04mg% vitamin PP, 600mg vitamin B, 0.05mg vitamin B. Như trên đã nói, năm 1948, Cheney đã phát hiện trong cải bắp có chất chống loét hay vitamin U là một muối của metyl methionin sunfonium:

Một số nước Âu Mỹ và Trung Quốc đã tổng hợp muối metyl methionin sunfonium (ví dụ Trung Quốc chế chất metyl methionin sunfonium iodua) nhưng cũng gọi là vitamin U. Tuy nhiên theo Mirakami (1956) thì những chất tổng hợp chưa hẳn đã giống chất vitamin U thực có trong nước bắp cải và nước một số rau và hoa quả như xà lách, rau muống, su hào (Brassica oleracea L. var. caulorapa) cải, chuỗi… hàm lượng vitamin U thay đổi tùy theo loại rau, cách trồng trọt, thu hái và bảo quản.

Vitamin U không bền vững, dễ oxy hoá, bị hủy ở nhiệt độ cao, tan trong nước, chịu được lạnh, và có thể sấy khô.

Tác dụng dược lý

Nước ép rau tươi (xà lách, rau muống, su hào, cải bắp, chuối…) có tác dụng giúp đỡ, kích thích khá mạnh sự tái tạo của các tế bào ổ loét và do đó làm lành được các ổ loét đó.

Năm 1958, Viện quân y 108 (Hà Nội) có làm một số thực nghiệm chứng minh rằng nước ép hoa quả, nước ngũ cốc có tác dụng làm giảm và điều hoà sự co bóp của dạ dày.

Trên những cơ sở nghiên cứu ấy, hiện nay tại nhiều nước trên thế giới đang áp dụng nước ép cải bắp dưới nhiều hình thức để điều trị các bệnh loét dạ dày, tá tràng, viêm dạ dày, ruột, đau đường mật, viêm đại tràng… thu được kết quả tốt.

Công dụng và liều dùng

Sau đây là cách dùng nước ép cải bắp có thể áp dụng ở mỗi gia đình:

Cải bắp bóc từng lá (không bỏ lá xanh), rửa nhiều lần nước cho sạch, dọc đòi từng lá theo sống lá. Chán trong nước sôi. Vớt ra để ráo nước. Dùng bàn ép, ép lấy nước. Bà bỏ đi. 1kg cải bắp tươi ép như vậy cho từ 500-700ml nước ép có màu vàng xanh, thơm vị ngọt, hơi hăng hắc. Ở những nơi không có bàn ép, thì sau khi chấn rau xong, cho vào cõi sạch, giã nát rồi lấy vải màn hay gạc sạch lọc lấy nước. Làm theo cách này, 1kg bắp cải cho từ 350-500ml.

Nước ép thu được nếu không có điều kiện bảo quản (tủ lạnh) rất chóng thiu, vì trong nước cải bắp có hợp chất sunfua. Liều dùng điều trị trong ngày trung bình 1.000ml chia làm nhiều lần uống mỗi lần 200-250ml, uống thay nước. Có thể pha thêm đường, muối, uống nóng hay lạnh tùy theo khẩu vị. Mỗi đợt điều trị là 2 tháng kèm theo chế độ dinh dưỡng và lao động thích hợp. Có những trường hợp loét tá tràng 14-20 năm cũng chữa được lành. Nhưng đối với ổ loét quá sâu thì tác dụng ít.

Điều trị bằng nước ép cải bắp không có biến chứng gì và có thể kết hợp với các thuốc chữa dạ dày và tá tràng khác. Và không có phản chỉ định.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!