Cây Bồng Bồng (Cây Lá Hen) – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

290
Cây Bồng Bồng
Cây Bồng Bồng
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Cây Bồng Bồng trang 735-736 tải bản PDF tại đây.

Còn có tên là nam tì bà, cây lá hen.

Tên khoa học Calotropis gigantea R. Br.

Thuộc họ Thiên lý Asclepiadaceae.

Mô tả cây

Cây nhỏ cao 5-7m có thể cao hơn nếu để tự nhiên. Cành có lông trắng. Lá mọc đối dài 12- 20cm rộng 5-11cm không có lá kèm. Góc phiến lá có tuyến trắng. Hoa mọc thành xim gồm nhiều tán đơn hay kép. Hoa lớn, đều đẹp, đường kính Scm, màu trắng xám hoặc đốm hồng. Đài 5, tràng hợp hình bánh xe. 5 nhị liền nhau thành ống có 5 phần phụ như 5 con rồng. (Mùa hoa gần quanh năm, chủ yếu từ tháng 12-1). Bao phấn hàn liền với đầu nhuỵ. Hạt phấn của mỗi ô họp thành 1 khối phấn có chuôi và gót đính. 2 lá noãn rời nhau, bầu thượng, đầu nhuỵ dính liền với các bao phấn. Quả gồm 2 đại, nhiều hạt dài 23mm, trên hạt có chùm lồng.

Hình ảnh Cây Bồng Bồng
Hình ảnh Cây Bồng Bồng

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây mọc hoang và được trồng nhiều nơi ở nước ta để làm hàng rào hay để lấy lá làm thuốc. Lá hái gần quanh năm. Dùng vải sạch lau hết lông, phơi hay sấy khô mà dùng.

Thành phần hoá học

Trong lá có calotropin, thuỷ phân cho calotropagenin.

Xem thêm dược liệu khác: Cây Nhót Tây (Phì Phà) – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

Tác dụng dược lý

Năm 1974 (Thông báo dược liệu 21, 1974), Lê Hà Lệ Xuân nghiên cứu tác dụng của cao rượu bồng bồng trên 300 súc vật thí nghiệm đã đi tới những kết luận sau đây:

1. Chế phẩm của bồng bồng có những tác dụng điển hình của một glucozit chữa tìm: Hoạt tính sinh vật trên mèo (theo Dược điển Liên Xô IX 1961 và Dược điển Việt Nam 1971) là 0,113; hoạt tính sinh vật so sánh với bột lá Digitalis chuẩn Trung Quốc lá 73,44%; với liều tiêm trước bằng 50% đơn vị mèo, lượng thuốc tích luỹ sau 24 giờ là 7,88% đơn vị mèo (bằng 16% của liều tiêm trước); với liều tiêm trước bằng 75% đơn vị mèo, lượng thuốc tích luỹ sau 24 giờ là 20% đơn vị mèo (bằng 27% của liều tiêm trước). Như vậy, bồng bồng thuộc nhóm glucozit chữa tim sau 24 giờ tích luỹ ít, ít hơn strophantin G 2 lần, ít hơn Strophantin K và D 3 lần, ít hơn digitoxin 5,3 lần.

2. Chế phẩm bồng bồng ít độc: Liều chết LD. 50 đối với chuột nhắt trắng tính theo Perchin là 3,95g. So với những glucozit chữa tim đã biết, khoảng cách an toàn tương đối rộng.

3. Trên tim ếch cô lập, với nồng độ 1:1 triệu, 1:10 triệu và 1:100 triệu đều có tác dụng tăng trương lực tâm thu và làm giảm nhịp tim rõ rệt. Với liều độc: 1:100.000 tim chết ở thì tâm thu.

4. Trên tim thỏ cô lập, với liều 0,008g và 0,004g liều điều trị chế phẩm bồng bồng có tác dụng tăng sức co bóp tim, làm giảm nhịp tim và tăng cường trương lực cơ tim, thời gian tầm trương kéo dài, với liều độc gây ngừng tim ở
tâm thu.

5. Trên điện tâm đồ thỏ với liều 0,3g/kg tiêm tĩnh mạch và 1g/kg uống đã thể hiện khoảng RR dài ra, phức hệ QRS ngắn lại, biên độ sóng R tăng cao và khoảng T-P kéo dài ra rõ rệt. Với liều độc, xuất hiện nhịp tim chậm lại quá mức dẫn đến hiện tượng bloc nhĩ thất.

6. Trên hệ mạch tai thỏ với nồng độ 1:100, 1:150 có tác dụng dẫn mạch. Trên hệ mạch ếch, với nồng độ 1:100, 1:150 và 1:500 đều có tác dụng dãn mạch. Ở nồng độ thấp hơn 1:1000 có tác dụng gây co mạch.

7. Trên huyết áp mèo và thỏ, với liều điều trị chế phẩm bồng bồng có tác dụng làm tăng lực tâm thu, nhịp tim chậm và thời gian tâm trương kéo dài. Với liều độc, xuất hiện dấu hiệu ngộ độc, như huyết áp hạ dần, súc vật nôn, do hệ thần kinh phó giao cảm bị kích thích.

Công dụng và liều dùng

Nhân dân dùng lá cây bồng bồng làm thuốc chữa hen. Cách dùng như sau: Hái lá đem về, lấy khăn ướt lau sạch lông, thái nhỏ, sao qua cho héo. Ngày dùng 10 lá sắc với 1 bát rưỡi nước, cô còn 1 bát. Thêm đường vào, chia 3-4 lần trong một ngày. Nước hơi đắng và tanh, uống nhiều một lúc có thể gây nôn. Nên uống xa bữa cơm hoặc sau bữa cơm. Uống vào có thể thấy mỏi chân, tay, mình mẩy, đi ỉa lỏng (rất hiếm). Kết quả sau 2-3 ngày, có khi sau 7-8 ngày. Có trường hợp có kết quả sau 10 phút (Phan Như Thế).

Cần chú ý nghiên cứu.

Ngoài ra người ta còn dùng nhựa mủ để làm một chất nhuộm màu vàng, vỏ thân có thể dùng làm giấy, gỗ đốt lấy than làm thuốc súng.

Chú thích:

Đừng nhầm cây bồng bồng với một cây bằng bồng thuộc họ Hành tỏi. Nhân dân dùng nấu với tôm làm canh.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!