Cây Bát Giác Liên (Cây Độc Diệp Nhất Chi Hoa) – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

274
Bát Giác Liên
Bát Giác Liên
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Bát Giác Liên trang 561-562 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là độc diệp nhất chi hoa (một lá, một hoa) độc cước liên, pha mỏ (Thổ).

Tên khoa học Podophyllum tonkinense Gagnep.

Thuộc họ Hoàng liên gai Berberidaceae.

Mô tả cây

Cỏ nhỏ sống lâu năm do thân rễ. Cao 30- 50cm. Rễ phát triển thành củ mẫm, màu trắng. trong chứa nhiều tinh bột, trên mặt đất có một thân một lá, rất hãn hữu mới thấy trên một thần có hai lá. Lá hình 4 đến 9 cạnh nhưng phổ biến là 6 đến 8 cạnh, đường kính 12-25cm, mép có răng cưa nhỏ, khi non có văn, mạch chính 6 đến 8 hoặc 9 tùy theo số góc của phiến lá, cuống lá dài 13-18cm. Hoa mọc đơn độc hay từng 4-12 hoa trên một cuống ngắn 3-4cm, 5 lá đài, 5 tràng màu đỏ, 6 nhị. Quả mọng, hình trứng, đường kính 12mm, màu đen, trong chứa nhiều hạt. Mùa hoa quả: tháng 3-5.

Bát Giác Liên
Bát Giác Liên

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây bát giác liên mọc phổ biến ở những rừng ẩm thấp vùng núi cao mát như Lào Cai, Hà Giang, Tuyên Quang, Lai Châu.

Đào củ vào mùa thu đông, rửa sạch đất cắt, phơi hay sấy khô là được. Có khi dùng tươi.

Thành phần hoá học

Trong loài bất giác liên Dysosma pleiantha (Hance) Woodson người ta chiết được podophyl- lotoxin C22H22O8, desoxypodophyllin C22H22O7, astragalin, hyperin, quexetin, kaempferitrin C27H30O14, và β sitosterol (Dược học học báo, 1962,82,777):

Xem thêm dược liệu khác: Cây Một Lá (Thanh Thiên Quỳ) – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

Công dụng và liều dùng

Hiện nay ở nước ta ít sử dụng, nhưng nơi nào dùng thường chỉ để chữa rắn cắn sưng tấy, áp xe, mụn nhọt. Lấy củ giã nát nuốt lấy nước, bã đắp lên vết rắn, rết cắn. Ngày dùng 1 củ chừng 8-12g. Dùng ngoài không kể liều lượng.

Chú thích:

Tại Trung Quốc người ta xác định bát giác liên là Dysosma chengii, tại Quảng Tây (Trung Quốc) nhân dân còn dùng cây Dysosma pleiantha Woods cũng gọi là bát giác liên với cùng một công dụng, chữa rắn cắn, nhưng thêm tác dụng chữa ho. Lá hình dáng hơi khác, nhiều cạnh hơn, có những góc ăn sâu vào phiến, hoa nhiều, hơn, thân rễ dài hơn. Cay này chúng tôi chưa thấy ở ta, nhưng có thể có vì nhiều tỉnh nước ta giáp giới với tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!