Cây Ban – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

179
Cây Ban
Cây Ban
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Cây Ban trang 555-556 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là điền cơ vương, điển cơ hoàng, địa nhĩ thảo, dạ quan môn, nọc sởi, bioc lương, châm hương.

Tên khoa học Hypericum japonicum Thunb.

Thuộc họ Ban Hypericaceae.

Ta dùng toàn cây tươi hay phơi hoặc sấy khô làm thuốc.

Tên điền cơ hoàng vì cây này hoa màu vàng, thường mọc đây ở những ruộng hoang (điền là ruộng, cơ là nền gốc, hoàng là màu vàng), tên dạ quan môn vì cây này vào chiều tối thì cúp lại (dạ là tối, quan là đóng, môn là cửa).

Mô tả cây

Ban là một loại cỏ nhỏ, thân nhỏ mang nhiều cành, cao chừng 10-20cm, thân nhẫn. Lá mọc đối, hình bầu dục, không cuống, trên phiến có những điểm chấm nhỏ, soi lên sáng lại càng rõ. Phiến lá dài 7-10mm, rộng 3-5mm. Hoa nhỏ mọc màu vàng, mọc đơn độc ở kẽ lá, có cuống dài 4- 5mm. Lá bắc và lá đài nhẫn (do đó khác loài Hypericum nepalense). Quả nang hình trứng, dài 4mm, mở bằng 3 van dọc, thai tòa trắc mô ở cạnh các van. Hạt hình trụ, hơi thon có vạch dọc, chiều dài chừng 1mm.

Cây Ban
Cây Ban

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây ban mọc hoang khắp nơi ở Việt Nam, hay gặp tại những ruộng mạ, ruộng bỏ hoang, hơi ẩm, mùa xuân cây bắt đầu xuất hiện, mùa hạ nở hoa, sang thu đồng lại lại hết.

Có mọc tại Trung Quốc (cũng thấy dùng làm thuốc-Quảng Tây), các nước khác vùng nhiệt đới và á nhiệt đới.

Thường hái về dùng tươi, hái toàn cây cả rễ, có khi phơi hay sấy khô mà dùng. Không phải chế biến gì khác.

Thành phần hoá học

Chưa thấy tài liệu nghiên cứu

Trong loài Hypericum perforatum L. mới đây người ta tìm thấy có imanin, imanin A và novoimanin.

Công dụng và liều dùng

Cây ban còn là một vị thuốc dùng trong phạm vi nhân dân.

Tính chất theo đông y thì cây ban có vị đắng, ngọt, tính bình, không độc, vào hai kinh can và tỳ. Có tác dụng thanh thấp nhiệt, tiêu thũng trướng, khứ tích tiêu thực (chữa tiêu hoá kém, đầy) dùng chữa cam tích, thấp nhiệt hoàng đản, dùng ngoài chữa rắn cắn, bị thương, sưng đau.

Thường thấy nhân dân dùng chữa những vết do đỉa cắn, sâu răng, hôi mồm, ho, sởi.

Cách dùng: Nhổ một năm cả thân rễ, lá rửa sạch, sắc lấy nước (30-40g trong 100ml nước). Dùng nước này súc miệng thường xuyên chữa hôi miệng sâu răng. Dùng ngoài không kể liều lượng.

Đơn thuốc thường dùng có cây ban 

Chữa rắn độc cắn

Giã nát cây ban, thêm ít băng phiến đắp lên vết rắn cắn đã được chích rộng ra.

Chữa hoàng đản:

Cây ban 40 hoặc 60g khô sắc uống.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!