Cao Ban Long – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

221
Cao ban long
Cao ban long
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Cao ban long trang 942 – 945 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là lộc giác giao.

Tên khoa học Colla Cornus Cervi.

Cao ban long chế bằng cách nấu gạc với nước rồi cô đặc lại, ban là đốm, long là rồng. Rồng là một con vật quý. Ý nói cao chế từ con vật quý có đốm.

Cách bào chế cao ban long

Việc nấu cao ban long trước đây thường do một số thợ chuyên môn tiến hành. Những người này thường có đủ đồ dùng để nấu cao ban long.

Một thập lớn bằng đất nung, tráng men ở trong, cao 40-50cm, rộng 30-35cm sức chứa 35-40kg sừng hươu nai (tức là khoảng 5 yên tại một yến là =6,40kg). Khi chọn thạp cần chú ý chọn tháp chịu được lửa, không dò, nứt. Hiện nay là dùng những nổi bằng nhóm, sức chứa lớn hơn.

Một, hai cái cửa nhỏ để cưa sừng.

Vài cái nạo bằng sắt để nạo sừng.

Rọ bằng tre đan chiếu cao bằng chiều cao của thạp nấu hoặc nồi nấu.

– Gáo để múc có kích thước nhỏ hơn miệng ống tre.

– Đũa tre bẹt to như chiếc bơi chèo để khuấy, thường là 2 chiếc.

– Chảo đồng lớn một chiếc.

– Khăn vải mỏng để lọc 3 chiếc.

– Nói hay thùng thiếc để đun nước sôi.

– Khay hay hộp hoặc mâm đồng để đổ cao.

Trên đây là dụng cụ cần thiết để nấu một mẻ 35-40kg sừng. Muốn nấu nhiều thì tăng số dụng cụ lên

Hiện nay do việc nấu tập trung tại xí nghiệp lớn cho nên có đôi chút thay đổi.

Trước khi bắt tay vào chuẩn bị nấu, cần đắp bếp. Thường để đun một thạp. cắn có 3 miệng lò: Là chính giữa để thạp nấu gạc, một là bên đun nồi nước sôi để có nước sôi tiếp tục thêm vào thạp gạc, một lò bên nữa để bắc chảo dùng để cô cao. Có thể là một bếp chính có 2 lỗ thông sang 2 bên. Các lỗ này có cửa để đóng lại khi chưa nấu tới.

Chọn sừng: Thường người ta chọn những loại sừng to, nặng 0,8-1kg mỗi sừng, mặt ngoài sừng có màu vàng đỏ là tốt. Những loại khác cho hiệu suất kém và chất lượng cũng kém.

Chuẩn bị sừng: Để nấu một thập thường người ta cần:

Sừng hươu nai 36-40kg 

Rượu ta (35-40 độ) 5 lít Nước thưởng vừa đủ.

Đem chất sừng thành một đống, thường xuyên tưới nước cho thật ẩm ướt hoặc dùng bao tải sạch dấp nước đắp lên cho nước thăm vào sing. Thường làm như vậy một đèm để vỏ ngoài của sừng được mềm.

Sáng hôm sau, đem cạo hết lớp cỏ đốm đen ở ngoài sừng. Muốn như vậy, cho 4-5 cái sừng

dựng đứng vào một vại nước lã. Khi dựng chú ý để để sừng ở phía trên nước cho chỉ phủ ngập sừng, không ngập đế, tránh nước bản rút vào

trong sừng. 

Lấy ra từng cái một, cạo sạch vỏ đen vàng bên ngoài, cho đến khi chỉ còn xương trắng toát là được.

Cao xong đem cưa thành từng khúc dài 5. 6cm trừ bỏ để và xương trán. Sau đó dùng dao chẻ thành từng miếng nhỏ. Mỗi khúc gạc chế thành 4-5 mảnh hay 8 mảnh tùy theo to nhỏ. Những miếng gạc có tùy đen thì chẻ bỏ đi, chỉ lấy những miếng có tùy trắng và vàng

Chẻ xong cho vào rổ (rá) rửa sạch 2-3 lần bằng nước lũ, rồi phơi cho thật khô; ngày phải năng, tối phơi sương. Sau 2-3 ngày gạc trắng đẹp thì cho vào nấu.

Nấu cao: Cho gạc phơi khô vào thạp, với 5 lít rượu trộn đều. Đậy kín thạp. Cứ nửa giờ lại trộn một lần. Chúng sau 3 giờ sẽ bắt đầu nhu. Chưa rõ tại sao lại phải trộn với rượu.

Trước khi cho gạc vào tháp để nấu, cán để rọ tre đan vào giữa thap, gạc hươu đã chẻ nhỏ xếp chung quanh. Xếp như vậy để vừa nấu, vừa có thể múc nước cao và được

Khi cưa gạc, có thể bột cửa ra cũng đừng bỏ đi. Ta gói vào một túi vải, tưới rượu vào, ủ chung với gạc, sau đó buộc túi chặt lại cho vào nấu chung với gạc.

Sau khi nhóm lửa, bác thạp lên lò, đổ nước vào cho đủ ngập gạc chừng 7-10cm; một lò bên cạnh để đun thùng nước sôi, khi thạp cao bị cạn thì cho thêm nước sôi vào. Đun cho đều lửa để giữ cho soi đều. Sau một ngày một đêm, có cạn cũng không cho thêm nước nữa. Hai giờ sau ta sẽ múc nước đầu ra gọi là nước nhất (ví dụ bắt đầu đun 6 giờ sáng hôm nay đến 8 giờ sáng hôm sau bắt đầu múc nước nhất). Nước múc ra được lọc qua miếng vải lọc đặt trên chiếc phản đan bằng tre. Nước lọc hứng vào một chảo đóng to, đặt ở miệng lò thứ 2. Giữ ngọn lửa nhỏ đều (gọi là lửa văn) để cô đặc. Khi có dùng đũa tre to quấy đều cho tới khi đưa thanh tre lên thổi vài ba hơi, thấy cao đóng cục không chảy nữa là được. Đổ chỗ cao này vào cái khay đã bội mớ cho khỏi sát.

Trong khi đun nước nhất này có khi người ta cho vào chỗ rọ tre đan vài quả trứng gà. Quả trứng này chín sẽ đen lại và rút vào trứng một số chất bổ của cao, như vậy chất lượng của cao sẽ kém đi.

Sau khi múc hết nước, lại đổ nước sôi vào thụp cho ngập nước gạc như trước và tiếp tục đun trong 24 giờ như trên, múc ra lọc và có lại sẽ được cao của nước nhà.

Nước nhất và nước nhì khi cô, nên lấy hơi non, nghĩa là chưa cần đặc lắm.

Vải lọc và phên tre dính cao nhúng vào nước nóng cho tan rồi đổ vào tháp nấu cho khỏi hạn, lỗ vải cũng khỏi bị cao bít kín.

Thường người ta nấu đến nước thứ ba, mỗi lớn một ngày một đêm, tổng cộng 3 ngày 3 đêm là xong.

Cô cao: Nước thứ ba lọc được chỉ cần có nửa chừng không cần đổ ra khay như hai nước trước.

Đem cao của nước nhất và nước nhì thái thành từng miếng nhỏ, bỏ vào chảo có nước ba đánh cho tan.

Giai đoạn cô cao này quan trọng nhất vì nó quyết định của cả mẻ cao. Lửa cần giữ cho đều nhưng nhỏ (lửa văn). Có cho đến khi thành cao, để nguội không cứng quá mà cũng không mềm quá, nếu cứng quá hiệu suất thấp, nhưng nếu mềm quá cao hay chảy và mốc.

Khi cao đã gắn được chỉ để ít than mà cô. Khi cao đã nóng thì bắc xuống đất, đặt lên bao tải mềm cho khỏi hại đáy chảo mà khuấy; khi cao đã hơi nguội lại đưa lên bếp đun cho nóng rồi lại bắc xuống đánh và khuấy cho đến khi được thì đem đổ ra khay hay mâm đã bội mở cho khỏi sát vào khay. Đợi 1-2 ngày bốc ra và cắt thành từng miếng nặng từ 70-100g (2-3 lạng ta). Hiện nay ta cắt thành từng miếng 100g một.

Hiệu suất: 100kg sừng cho từ 20-25kg cao. Để tăng phẩm chất của cao, nhiều khi trong một thụp cao, người ta cho thêm vào một cặp nhung. Cao chế được gọi là cao nhung. Giá gấp hai cao thường.

Cao ban long
Cao ban long

Thành phần hóa học của cao ban long

Cao ban long tuy chưa được nghiên cứu kỹ, nhưng sơ bộ ta đã biết rằng trong cao ban long mặc dù chế từ sừng hươu nai nhưng không có muối canxi như một số người thường nói.

Thành phần chủ yếu của cao ban long là chất lượng keratin cùng loại với chất gelatin. Chúng ta cũng biết rằng thành phần hóa học của keratin thay đổi tùy theo nguồn gốc, nhưng chứa rất nhiều sunfua dưới hình thức axit amin, xystein và axit có sunfua không có amin, ngoài ra còn chúa axit amin tyrosin. Nghiên cứu một loại keratin-Thomas đã thấy có 8,8% xystein 6,5% tyrosin 18,2% leuxin 15% axit glutamic 4,7% acginin 1.2% alinin 0,2% lysin và 0,4% glycocol.

Những axit amin như axit glutamic, lysin, xystein. Jeuxin và tyrosin đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát triển cơ thể.

Ngoài ra chúng ta biết rằng gelatin có tác dụng cầm máu. Trước khi tiêm thời gian máu đông là 7 phút, sau khi tiêm gelatin, thời gian máu đồng giảm xuống 3 phút. Marfan đã chứng minh gelatin uống vẫn có tác dụng cầm máu vì tính chất của gelatin không bị dịch vị và dịch tràng phá hủy. Chất keratin cũng là một chất khó bị phân giải, hay sự phân giải rất chậm.

Các tính chất trên giải thích được phần nào công dụng của cao ban long là vị thuốc được chỉ định trong các trường hợp xuất huyết như họ ra máu, nôn ra máu, đái ra máu, chảy máu trong ruột, tử cung ra máu v…..

Công dụng và liều dùng

Cao ban long là một vị thuốc bồi dưỡng, thuốc bổ, thuốc cầm máu dùng trong các trường hợp thổ huyết, nôn và ho ra máu, dạ dày và ruột chảy máu, tử cung ra máu, kinh nguyệt quá nhiều, đi tiểu nhiều, mồ hôi trộm chân tay đau nhức.

Liều dùng, ngày ăn 5-10g. Có thể ăn tới 20g. Cất thành từng miếng nhỏ để nhai và ngậm cho tan dần trong miệng. Có thể ăn với chân hoặc hòa tan trong rượu hâm nóng lên mà uống. Có thể dùng ngâm để chữa ho, ho khan, họ gió.

Đơn thuốc có cao ban long

  1. Bài nhị long ẩm (của Hải Thượng Lãn Ông) chữa mất ngủ, sốt về chiếu, kém ăn.

Cao ban long 40g (1 lạng ta), long nhãn 40g (1 lang ta).

Long nhãn cho vào nước sắc kỹ, vắt lọc lấy nước, cắt nhỏ cao ban long vào khuấy và đun cho tan. Uống khi còn nóng.

Hải Thượng Lãn Ông dùng thuốc này làm thuốc chữa các trường hợp không ngủ, đổ mồ hồi trộm, sốt về chiều khát nước, đại tiện táo bón, miệng lở, mắt vàng, ăn uống không được. 

2. Bài bổ tỳ âm tiễn (Hải Thượng Lãn Ông),

Bạch truật 160g (4 lạng) sao với sữa, hoặc sao đất nếu đi tả, sâm bố chính 80g sao vàng với gạo nếp, thục địa 40g nướng khô, can khương 4g sao đen, long nhãn 28g, cao ban long 40g.

Các vị trên sắc với nước nhiều lần, có đặc thành cao, mỗi lần uống chừng 2 cốc con, dùng nước hạt sen làm thang.

Nếu hay sôi bụng thêm 4g đinh hương. Nếu đại tiện lỏng quá thêm 12g nhục đậu khấu và 4g ngũ vị tử.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!