Bọ Cạp – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

242
Bọ cạp
Bọ cạp
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Bọ Cạp trang 964 – 965 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là toàn trùng, yết tử, yết vĩ, toàn yết.

Tên khoa học Buthus sp-

Nếu dùng cả con bọ cạp làm thuốc thì gọi là toàn yêu. Nếu chỉ dùng đuôi không thôi thì gọi là yết sẽ

Nguồn gốc và chế biến

Tuy trong nước ta có nhiều loài bọ cạp, nhưng cho đến nay ta vẫn phải nhập bọ cạp ở nước ngoài về làm thuốc.

Con bọ cạp ở nước ta đã được xác định thuộc chỉ Buthiurus hoặc chỉ Heteronetrus. Thực tế ta có thể dùng nhiều loài khác nhau.

Vì toàn yết hiện nay ta dùng làm thuốc thuộc loài Buthus martensii Karsch thuoc ho Bo cap Buthidae. Đây là một loài có đốt, thường sống ở dưới những hòn đá hoặc khe vách; đầu và ngực ngắn; bụng tương đối dài hơn, phía dưới của bụng thót lại và dài, cuối cùng có ngòi mang nọc độc (Hình 724).

Thường bắt bọ cạp vào mùa xuân và mùa hạ, khi bắt được cho ngay vào chậu hay nói nước trong hoặc nước có pha thêm muối ăn (mỗi kilogam bọ cạp cho thêm 300 đến 500g muối ăn). Đậy vung lại và đun từ 3 đến 4 giờ cho đến khi cạn nước. lấy bọ cạp và phơi mát cho khô, không nên phơi nắng, vì nếu phơi nắng, muối có thể kết tinh. Khi dùng lại phải ngâm nước rửa cho sạch hết muối đi.

Gần đây do nhu cầu lấy nọc bọ cạp để điều trị những rồi loạn của hệ thần kinh một số nước đã chú ý nuôi bọ cạp lấy nọc làm thuốc. Như ở thủ đô nước CHXV Kazacstan có một nông trường chuyên nuôi bọ cạp. Mỗi năm có thể sản xuất 30g nọc đủ cung cấp cho một số cơ sở y tế trong nước và xuất khẩu. Nông trường có 16.000 con bọ cạp, mỗi con được nuôi trong 1 lọ riêng vì chúng sống đơn độc. Muốn có lỵ nọc căn lấy ở 8.000 con 1 lần. Có thể dùng những xung điện để bắt bọ cạp tiết nọc nhiều lần. Nọc bọ cạp đất hơn nọc rắn: 1g trị giá 20.000rúp (Tuần tin tức số 34 ngày 24/8/85).

Thành phần hóa học

Trong bọ cạp có chất độc gọi là Katsutoxin (cổ tác giả gọi là buthotoxin), đây là một chất protit có cacbon, hydro, oxy, nitơ và sunfua. Độc tính của nó đối với thần kinh gần giống độc tính của nọc rắn hay nọc độc một số con vật khác. Pha loãng có tác dụng kích thích tim ếch và mèo nhưng nếu đặc quá thì lúc đấu có tác dụng kích thích sau tê liệt.

Ngoài katsutoxin ra, trong bọ cạp còn có trimetylamin, betain, taurin, axit panmitic, axit stearic, cholesterol, lecxitin và các muối amôn khác.

Bọ cạp
Bọ cạp

Công dụng và liều dùng

Toàn yết là một vị thuốc được dùng trong đồng y làm thuốc trấn kinh, chữa trẻ em kinh phong, uốn ván; còn dùng làm thuốc kích thích thần kinh, bán thân bất toại, bị cảm mồm miệng méo xệch.

Theo tài liệu cổ, toàn yết có vị mặn, hơi cay, tính bình, có độc, vào kinh can. Có tác dụng khu phong, trấn kinh. Dùng chữa kinh giản, phá thương phong, cảm mồm méo, mắt xếch, bán thân bất toại. Người huyết hư sinh phong không dùng được.

Nếu dùng thuốc sắc thì ngày dùng 3 đến 5gi nếu dùng thuốc bột hay thuốc viên thì chỉ dùng 2 đến 3g, chia làm 2 hay 3 lần uống.

Đơn thuốc có bọ cạp

Thuốc chữa trẻ em kinh phong, người lớn sau khi ngắt bị bán thân bất toại, thiên đầu thống (kinh nghiệm của Diệp Quyết Tuyến)

Toàn yết (bỏ đầu, chân) 3g, địa long (rửa sạch, sao vàng) 3g, cam thảo 2g, tất cả tán bột. Chia làm 5 hay 6 lần uống trong ngày. Dùng nước nóng mà chiêu thuốc

 

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!