Bạc Thau (Bạch Hạc Đằng) – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

203
Bạc Thau
Bạc Thau
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Bạc Thau trang 123 – 124, tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là bạch hạc đằng, bạc sau, thau bạc, mộ bạc, bạch hoa đằng, lú lớn (Hải Hưng).

Tên khoa học Argyreia acuta Lour.

Thuộc họ Bìm bìm Convolvulaceae.

Mô tả cây

Bạc thau là một loại dây leo, thân có nhiều lông áp vào thân, màu trắng nhạt. Lá hình bầu dục, phía cuống hơi hình tim, đầu nhọn dài 5- 11cm, rộng 5-8cm, mặt trên nhẵn mặt dưới nhiều lông ngắn, mịn, bóng ánh như bạc do đó có tên bạc sau (mặt sau như bạc), sau đọc chệch thành bạc thau. Cuống có lông mịn màu trắng nhạt, dài 1,5 – 6cm. Hoa trắng, mặt trong cũng có lông mịn, mọc thành đầu hay tán ở đầu cành. Quả mọng chín có màu đỏ hình cầu, đường kính 8mm, bao bọc bởi lá đài có mặt trong màu đó. Hạt 2-4 màu nâu, hình trứng, hơi 3 cạnh, dài 5mm, tễ hình tim

Hoa và lá bạc thau
Hoa và lá bạc thau

 

Phân bố, thu hái và chế biến

Mọc hoang khắp nơi ở trong nước ta nhưng chủ yếu ở miền Bắc và các tỉnh khu 4 cũ. Còn thấy ở Hoa Nam Trung Quốc.

Người ta dùng lá và cành hái quanh năm làm thuốc. Dùng tươi hay phơi khô dùng dần.

Thành phần hóa học

Chưa thấy tài liệu nghiên cứu.

Công dụng và liều dùng

Vị thuốc dùng trong phạm vi nhân dân. Dùng tươi giã nát đắp lên những nơi gãy xương, mụn nhọt cho hút mủ lên da non. Dùng khô chữa ho, điều kinh, bạch đới khí hư, thông tiểu. Hay dùng chữa ho trẻ con.

Ngày dùng 6 đến 12g khô. Dùng ngoài tươi không kể liều lượng.

Bạc thau khô
Bạc thau khô
Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!