Bàn Long Sâm – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

187
Bàn Long Sâm
Bàn Long Sâm
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Bàn Long Sâm trang 830 – 831 tải bản PDF tại đây.

Còn có tên là sâm cuốn chiếu, thao thảo, mỗ dương sâm.

Tên khoa học Spiranthes sinensis (Pers) Ames, (Spiranthes australis Lindl).

Thuộc họ Lan Orchidaceae.

Ta dùng toàn cây cả rễ của cây bàn long sâm

Mô tả cây

Loại cỏ sống lâu năm. Thân rễ ngắn, có những rễ củ mầm mọc toả từ gốc ra. Thân nhỏ nhưng dài, cao tới 15-45cm. Lá mọc từ gốc, hình lưỡi mắc hẹp và dài, dài ngắn không đều, dài nhất có thể tới 15cm. Những lá phía trên thường thoái hoá, chỉ còn như bẹ ôm lấy thân. Hoa mọc thành bóng, xoắn ốc, dài 5-10cm màu trắng phớt hồng hoặc đỏ. Quả hơi hình trứng có lông mịn. Mùa hoa vào mùa hè.

Ban Long Sâm
Bàn Long Sâm

Phân bố, thu hái và chế biến

Mọc ở khắp những đồng cỏ miền núi ở Việt Nam. Có mọc cả ở Trung Quốc, châu Úc.

Mùa thu đào cả cây lấy rễ phơi khó mà dùng.

Thành phần hoá học

Chưa thấy có tài liệu nghiên cứu.

Tác dụng dược lý 

Chưa thấy có tài liệu nghiên cứu.

Công dụng và liều dùng

Chưa được phổ cập lắm. Nhưng những nơi quen dùng coi là một vị thuốc bổ như sâm. Dùng trong những trường hợp cơ thể suy nhược, thổ huyết, bệnh về thận.

Theo kinh nghiệm của nhân dân Trung Quốc dùng trong trường hợp không muốn ăn uống. miệng đầy dãi, nói năng khó, thở khó v.V…

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!