Cây Xoan Nhừ (Cây Xoan Trà) – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

351
Cây Xoan Nhừ
Cây Xoan Nhừ
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Xoan Nhừ trang 571-572 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là xoan trà, nhừ, xoan rừng, lát xoan, xuyên cóc, nam toan táo (Trung Quốc).

Tên khoa học Choerospondias axillaris (Roxb.) Burtt et Hill (Spondias axillaris Roxb.).

Thuộc họ đào lộn hột Anacardiaceae.

Mô tả cây

Xoan nhừ là một cây gỗ, to, cao 8-20m, vỏ thân cây màu xám nâu. Lá mọc so le, kép lông chim lẻ, dài 20-30cm, cuống lá dài 5-10cm, lá chét 7-15cm, mọc đối, dài 4-10cm, rộng 2- 4,5cm, mép nguyên. Hoa tạp tính khác gốc. Hoa đực và hoa giả lưỡng tính màu tím hồng nhạt, mọc thành chùy gồm nhiều tán tụ, chùy hoa dài 4-12cm, hoa cái mọc đơn độc ở nách lá phía trên. Quả hạch, hình giống quả nhót dài 2-3cm, vỏ bóng, màu vàng, đỉnh có 5 lỗ nhỏ, vị chua, khi chín có vị ngọt

Cây Xoan Nhừ
Cây Xoan Nhừ

Phân bố, thu hái và chế biến

Xoan trà mọc hoang dại ở nhiều tỉnh miền Bắc nước ta như Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Lào Cai, Hà Giang, Tuyên Quang, Còn thấy mọc ở Trung Quốc (Hồ Bác, Hồ Nam, Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam, Phúc Kiến), Nhật Bản, Ấn Độ.

Tại nước ta cũng như ở nhiều nước khác, người ta khai thác xoan nhừ chủ yếu lấy gỗ làm đồ dùng.

Ngoài ra người ta khai thác vỏ và quả cây làm thuốc chữa bỏng. Dùng tươi hay khô đều được. Tại Trung Quốc người ta còn khai thác vỏ cây và lá để chế gồm nhựa quả dùng để ăn và lên men rượu, vỏ hạt làm nguyên liệu chế than hoạt tính, sợi vỏ thân dùng để bện thừng, chạc.

Thành phần hoá học

Trong vỏ thân lá có khoảng 13-14% gồm nhựa. Ngoài ra còn có tanin.

Năm 1975, Nguyễn Liêm và cộng sự đã phân tích vỏ thân xoan nhà thấy có 37,1% tanin pyrogalic, 5,4% flavon, 0,6% quinon, và 14% chất polyme thiên nhiên.

Tác dụng dược lý

Trên cơ sở kinh nghiệm dân gian, dùng làm thuốc chữa bỏng, lần đầu tiên To Thủ (Y học thực hành, 1967, 8,146, 9-10) đã dùng cao nước vỏ xoan nhừ làm thuốc chữa 18 ca bỏng nhẹ và nặng. Kết quả thấy chữa bỏng bằng cao xoan nhờ đơn giản, rẻ tiền, kết quả tốt: Không gây bội nhiễm, biến chứng, dị chứng, rút ngắn ngày điều trị so với điều trị bằng tây y, bệnh nhân dễ chịu, không đau, vết bỏng không có mùi hôi thối. Nhiều trường hợp có thể chữa ngoại trú, tại nhà, rất phù hợp với điều kiện của dân.

Từ năm 1973, khoa bỏng viện quân y 103, khoa chấn thương bệnh viện Thái Bình, các khoa sinh lý bệnh trường đại học quân y và nhiều cơ sở quân y khác đã nghiên cứu trên thực nghiệm và lâm sàng đã đi đến những kết luận sau đây (Y học thực hành, 1976, 7-8, 35-37):

  1. Nước sắc đặc vỏ cây xoan nhừ khi bôi vào vết thương bỏng mới tạo ra một màng che phủ. Qua thực tế lâm sàng, so với các màng tạo bằng collodion, fibrin, màng che phủ do nước sắc đặc vỏ cây xoan nhừ hơn hẳn về tính chất mềm mại, chắc bền, không bị nứt rạn, không gây cũng kéo bề mặt vết thương bỏng và về tính chất bám chặt và phủ kín vết thương bỏng.
  2. Nước sắc đặc vỏ xoan như còn có tính chất làm khô vết thương bỏng, do đó màng che phủ giữ được tính chất là một màng khô nhưng mềm mại, vững chắc, đồng thời bám chặt vào vết thương bỏng.
  3. Dùng vỏ xoan nhừ chữa các loại bỏng nóng tiết kiệm được băng gạc, đỡ số lần thay băng, do đó bớt đau đớn cho bệnh nhân, lại giảm được nhiễm trùng tại chỗ do cách ly được vết bỏng với môi trường bên ngoài. Vết bỏng nông tự biểu mô hoá dưới màng. Ở vết thương độ bỏng 2, bỏng trung bì nông, từ 8-12 ngày màng bắt đầu bong. Đối với bỏng trung bì sau, thời gian bong của màng từ ngày 11-20 kể từ sau khi bị bỏng. Lớp đa của bỏng, độ 2 được phục hồi mịn hơn so với các vết bỏng nóng cùng vị trí không được bồi nước sắc đặc vỏ xoan nhừ.

Tuy nhiên cần khắc phục một số nhược điểm của thuốc như xót, khi bôi, màu đen của thuốc làm khó chẩn đoán và khó theo dõi diễn biến của hoại tử bỏng khi dùng thuốc ở bỏng sâu.

Công dụng và liều dùng

Trừ gỗ dùng để làm nhà, đóng đồ, quả dùng để ăn và chế men rượu, trong nhân dân Việt Nam và Trung Quốc từ rất lâu đời đã biết dùng vô, lá và quả xoan nhừ sắc nước làm thuốc bôi bỏng với tác dụng tiêu viêm, giải độc, giảm đau và cầm máu.

Sau những công trình nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và trên lâm sàng, vỏ xoan nhừ được dùng chính thức tại nhiều nơi để chữa bỏng. Trước khi dùng thuốc cần rửa sạch vết bỏng, cắt bỏ các vòm nốt phỏng và các lớp thượng bì đã bong lóc ra, lau khô sạch bằng gạc vô trùng khô.

Có thể dưới dạng nước sắc đặc của vỏ cây, hay bột vỏ cây (khi dùng pha thêm nước với tỷ lệ 1 phân bột, 1 phần nước) có thể dùng nước sắc đặc phun thành bụi nhỏ (sử dụng khí nén nitơ để tạo áp suất).

Sau đây là một hình thức sử dụng đơn giản: Lấy vỏ cây rửa sạch cho vào nồi, đổ nước ngang mức vỏ, đun cho cạn, gạn lấy phần còn lại. Lại đổ thêm nước ngang mức cũ, đun lần thứ hai đến cạn một nửa. Lấy hai phần nước đó lọc qua gạc rồi có thành cao sánh.

Cứ 10kg vỏ làm được 400ml cao, màu đen. không mùi, vị chát, để bảo quản.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!