Cây Lạc Tiên (Chùm Bao) – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

300
Cây Lạc Tiên
Cây Lạc Tiên
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Lạc Tiên trang 799-800 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là cây lạc, cây nhãn lồng (Nam Bộ), lồng đèn, hồng tiên, long châu quả, mắc mát (Đà Lạt).

Tên khoa học Passiflora foetida L.

Thuộc họ Lạc tiên Passifloraceae.

Mô tả cây

Lạc tiên là một loại dây mọc leo, thân mềm, trên có rất nhiều lông mềm. Lá mềm, mọc so le, hình tim, dài 6-10cm, rộng 5-8cm, mép lượn sóng và xẻ hơi sâu thành 3 thuỳ, đáy lá hình tim, mép lá có lòng mịn, cuống lá dài 7-8cm. Đầu tua cuống thành lò xo. Hoa đơn độc, 5 cánh màu trắng hay hơi tím nhạt, đường kính 5,5cm lá đài màu trắng phía dưới có gan xanh, dưới lá đài có 3 gân chính với những gần phụ trông như lá mà không có phiến chỉ có gần lá không thôi. Một đĩa có 2 tầng tua, mặt tua trên có màu tím trong vàng, trong cùng có lông mịn. Trụ cao có đầu tim đỏ, 5 nhị có bao phấn màu vàng gục xuống dưới. Quả hình trứng dài 2-3cm. Mùa hoa 4. 5, mùa quả 5-7.

Cây Lạc Tiên
Cây Lạc Tiên

Phân bố, thu hái và chế biến

Mọc hoang ở khắp nơi tại nước ta. Thường trẻ con vẫn hái quả ăn. Trước đây hầu như nhân dân ta không dùng cày này làm thuốc. Từ năm 1940, một dược sĩ Việt Nam từ Pháp về thấy cây này hơi giống Passiflora ở bên Pháp mà tại Pháp người ta dùng cây đó làm thuốc an thần nên đã
dũng cây lạc tiên của ta chế thành thuốc làm thuốc an thần. Từ đó ta quen dùng, chứ chưa ai kiểm tra theo dõi tác dụng đến đâu.

Hái toàn cây trừ rễ, dùng tươi hay phơi khô mà chế thuốc sắc hay pha rượu thuốc. Không chế biến gì đặc biệt.

Chưa ai đặt vấn đề trống.

Thành phần hoá học

Chưa thấy tài liệu nghiên cứu ở nước ta.

Theo Quesland ( Agr. J., 34-1930:605 ) quả
chín chứa axit xyanhydric. Tuy nhiên trẻ con ăn không thấy có triệu chứng bị ngộ độc.

Tác dụng dược lý

Chưa thấy tài liệu nghiên cứu.

Công dụng và liều dùng

Các xí nghiệp và bệnh viện ta thường dùng chế thành thuốc nước ngọt có pha còn làm thuốc an thần, chữa mất ngủ, tim hồi hợp. Nhưng thường phối hợp với nhiều vị thuốc khác như tim sen (liên tâm), lá dâu, đôi khi thêm cả bromua cho nền khó đánh giá tác dụng.

Có người nói chỉ dùng cây này sắc uống cũng thấy tác dụng ngủ và an thần. Cần kiểm tra lại.

Ngày dùng 6 đến 16g cây khô dưới dạng thuốc sắc hay pha rượu.

Đơn thuốc có lạc tiên

Thuốc chữa hồi hộp, bón chồn, mất ngủ:

Cao lạc tiên: Cây lạc tiên 50g, lá vòng 30g, lá dâu tằm 10g, liên tâm 2,2g, đường 90g, nước vừa đủ 100ml, axit benzoic để bảo quản và cồn vừa đủ để hoà tan axit benzoic.

Ngày dùng 2-4 thìa to, trẻ em 1-2 thìa cà phê. Uống trước khi đi ngủ làm thuốc an thần, gây ngủ, chữa hồi hộp bồn chồn.

Chú thích:

Tại các nước châu u, người ta dùng 2 loại lạc tiên khác tên là cây lạc tiên Passiflora coerulea L. có phiến lá chia thành 5 thuỳ cắt sâu, hoa mọc đơn độc màu xanh, quả màu lục,
khi chín chuyển sang màu vàng cam. Cây thứ hai là lạc tiến Passiflora incarnata L. có phiến lá chia thành 3 thuỳ cắt sâu, thuỳ hình bầu dục, mép có răng cưa nhỏ: Cay này được Dược điển Pháp chính thức công nhận làm thuốc. Trước kháng chiến, một vài nhà ở Hà Nội có trồng loại này. Tại Đà Lạt một số gia đình trồng cây này với tên Mắc mát làm cảnh và ăn quả. Chưa thấy dùng làm thuốc.

Hoạt chất của 2 cây cũng chưa rõ ràng. Chi biết trong cây Passiflora coerulea, Guignard (1906) đã thấy một hợp chất sinh axit xyanhydric với tỷ lệ 0,50g axit xyanhydric trong 1kg lá hay rễ; trong hoa tỷ lệ ít hơn, Dekker (1906) cũng thấy tỷ lệ axit prussic. Năm 1942, Plouvier thấy tỷ lệ axit xyanhydric trong lá tươi thay đổi từ 0,035 đến 0,076g. Ngoài ra, Plouvier còn phát hiện các diastaza, sucraza, amylaza, amygdalaza, B glucozidaza và một tỷ le canxi cao.

Trong cây Passiflora incarnata, nhập từ Angiê (Bắc châu Phi) Plouvier không phát hiện thấy axit xyanhydric mà chỉ thấy các gluxit (0,64g) và những heterozit không sinh axit xyanhydric. Nhưng nhiều tác giả khác lại thấy có heterozit sinh axit xyanhydroc. Năm 1940, Ruggy và Smith tìm thấy một chất tan trong rượu có công thức C16H22O8N, có tác dụng dược lý.

Cây Passiflora coerulea được coi là một vị thuốc rất công hiệu làm dịu thần kinh, dùng dưới dạng cồn thuốc tươi [30(XX) đến 50(L) giọt một ngày)] hay dạng cao lỏng (1 đến 3g một ngày).

Cây Passiflora coerulea được coi là một vị thuốc an thần, chống co thắt, chữa những trường hợp hồi hộp, mất ngủ, động kinh, suy nhược thần kinh, H. Leclerc (Pháp) còn cho rằng có tác dụng hạ huyết áp, giảm co bóp mạnh của cơ trơn ruột và tử cung. Dùng dưới dạng cồn thuốc tươi chế từ cây hái vào lúc đang ra hoa (30 đến 50 giọt một ngày) cao lỏng (1-5g) hay cồn thuốc (2-5g một ngày).

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!