Cây Dâu Gia Xoan (Hồng Bì Đại) – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

206
Cây Dâu Gia Xoan
Cây Dâu Gia Xoan
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Dâu Gia Xoan trang 784 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là châm châu, dâm bởi, hồng bì đại, mác mật mu (Thổ), tcho kounhia (Lào), sanitrok damrey (Campuchia).

Tên khoa học Clausena excavata Burm.

Thuộc họ Cam Rutaceae.

Mô tả cây

Cây nhỏ, cành non có lông, khi bẻ cành có mùi hôi khó chịu, Lá kép lông chim lẻ, 15-21 đôi lá chét, so le, vò lá cũng có mùi hồi. Hoa nhỏ màu hồng nhạt, mọc thành chùm ở đầu cành. Quả nhỏ, màu đỏ hình trứng dài có 1-2 ngăn, với 1 hạt.

Mùa hoa quả: tháng 6 đến tháng 8.

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây mọc hoang ở miền núi, nơi dãi nắng. Còn thấy ở Ấn Độ, Malaixai. Thái Lan, Philipin.

Người ta hái lá, vỏ thân làm thuốc. Có thể thu hải gần như quanh năm. Còn dùng hạt lấy ở những quả chín. Dùng tươi hay khổ.

Thành phần hoá học

Trong lá thân có tinh dầu. Hoạt chất chưa rõ.

Cây Dâu Gia Xoan
Cây Dâu Gia Xoan

Công dụng và liều dùng

Cây dâu gia xoan được xem như một thứ thuốc bổ đắng và chất dùng trong ăn uống kém tiêu, đau bụng. Còn được dùng chữa họ. Dùng ngoài chữa đau nhức, sưng đầu gối.

Ngày dùng 6-10g dưới dạng thuốc sắc. Dùng ngoài không kể liều lượng.

Đơn thuốc có dâu gia xoan

Chữa ho: Vỏ cây 10g, thêm nước vào sắc ,chia làm hai ba lần uống trong ngày.

Chữa đau bụng:

Hạt dâu gia xoan 6g, thêm nước vào sắc uống trong ngày.

Đau nhức, sưng đầu gối:

Lá giã nát, trộn dấm hay rượu đắp lên nơi đau.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!