Cây Bông Báo (Cây Bông Xanh) – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

222
Cây Bông Báo
Cây Bông Báo
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Bông Báo trang 557-558 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là bông xanh, đại hoa lão nha chùy, madia (Mèo).

Tên khoa học Thunbergia grandiflora (Rottl. et Willd.) Roxb.

Thuộc họ Ô rô Acanthaceae.

Mô tả cây

Bông báo là một loại dây leo, thân có thể dài 10-15m. Thân hình trụ có lông. Lá mọc đối, có cuống dài 3-4cm, phiến lá hình tim hoặc bầu dục, đầu nhọn, chia nhiều thủy không đều, dài 10- 15cm, rộng 5-10cm, gân lá hình chân vịt nổi rõ ở mặt dưới, hai mặt lá đều có lỏng, mặt dưới nhiều hơn. Cụm hoa mọc thành chùm, mọc ở kẽ lá hay đầu cành. Hoa to màu xanh.

Mùa hoa vào mùa hè và thu.

Cây Bông Báo
Cây Bông Báo

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây bông báo mọc hoang và được trồng tại nhiều vùng ở nước ta, thường thấy ở những nơi dãi nắng, thoáng. Nhiều nơi trồng làm cảnh. Còn thấy mọc hoang ở Ấn Độ, miền Nam Trung Quốc có trồng với tên đại hoa lão nha chủy. Trồng bằng những mẩu thân dài 15-30cm.

Người ta thường hái lá dùng tươi hay phơi hoặc sấy khô làm thuốc

Thành phần hoá học

Chưa thấy tài liệu nghiên cứu

Công dụng và liều dùng.

Bông báo là một vị thuốc chữa rắn cắn rất phổ biến trong nhân dân. Khi bị rắn cắn dùng khăn buộc trên nơi rắn cắn theo như thường áp dụng khi bị rắn cắn để tránh cho nọc độc khỏi lan khắp cơ thể, nặn cho máu chảy ra và học độc theo ra. Hái một nắm lá bông báo tươi, bỏ cuống, rửa sạch, giã nhỏ, thêm ít nước vào, vắt lấy nước. Lấy nước này xoa bóp từ trên xuống dưới nơi rắn cắn chừng 5-10 phút. Bã đắp lên vết cắn. Ngày làm 2 lần cho đến khi khỏi thì thôi. Thường chỉ dùng 4-5 lần là thấy kết quả.

Cần chú ý nghiên cứu.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!